Trải nghiệm phong tục Tết ở Làng Văn hoá các dân tộc

Đến Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam những ngày đầu năm mới Ất Tỵ, du khách không chỉ được vui chơi, tìm hiểu về phong tục đón Tết độc đáo của đồng bào trên khắp mọi miền Tổ quốc mà còn được thưởng thức những món đặc sản nổi tiếng, tiêu biểu cho ẩm thực Tết ở các vùng miền.

Trong không khí tươi mới đầu xuân, nhiều người muốn tìm đến những địa điểm du xuân đặc sắc để tận hưởng không khí Tết,  trải nghiệm những giá trị văn hóa của Tết truyền thống. Và làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam chính là một lựa chọn không thể bỏ qua.

Như một thông lệ, năm nay, nhóm bạn trẻ, trong đó có anh Lê Văn Tỉnh (Thanh Xuân, Hà Nội) quyết định chọn Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam là điểm du xuân đầu năm mới. Dưới sự hướng dẫn của chị Giàng Thị Dính, người Mông, đang sinh sống tại đây, cả nhóm bắt đầu hành trình du xuân của mình.

Trong hành trình tham quan của mình, các vị khách sẽ gửi xe ở bên ngoài, sau đó di chuyển bằng xe điện, hoặc đi bộ đến các bản làng để thăm thú và trải nghiệm. Làm việc tại Làng Văn hoá đã được 7 năm, chị Dính vẫn luôn cảm thấy hào hứng khi được chia sẻ với du khách về sự đặc sắc trong văn hoá của các dân tộc Việt Nam.

"Năm nay mình đã lựa chọn tham quan tại Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam. Điều mình ấn tượng nhất khi tới đây đó là được tham quan bản làng Mông này và được chơi những trò chơi rất hay, thú vị", anh Lê Văn Tỉnh (Nhân Chính, Thanh Xuân) chia sẻ.

Trong tiếng khèn dìu dặt mời gọi, những du khách được hòa mình vào các điệu múa của người Mông. Không gian tràn ngập sắc màu văn hóa, từ trang phục dân tộc đến các trò chơi dân gian truyền thống. Gần trưa, du khách đến Làng Văn hóa trong những ngày đầu năm mới đông hơn. Du khách nước ngoài cũng ghé thăm để tìm hiểu về phong tục Tết của các dân tộc Việt Nam.

Tết của người Tày không thể thiếu cây đàn tính và hát then, nên khi khách tham quan đến Làng Văn hoá, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Xuyến, người dân tộc Tày, thích thú trình diễn các tiết mục văn nghệ với cây đàn này, để mọi người cùng hiểu hơn về nhạc cụ đặc biệt trong văn hoá Tết của người Tày. Người Tày có nhiều loại bánh đặc trưng trong dịp Tết mà những du khách đến tham quan nhà Tày ở Làng Văn hoá dịp này có thể thưởng thức.

Tham gia ngày Tết tại Làng Văn hóa, du khách không chỉ được đắm mình trong những giai điệu âm nhạc mang đậm không khí Tết mà còn được thưởng thức những món bánh Tết đặc trưng mà chủ nhà mang ra chào khách đến chơi nhà đầu năm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Ốc om chuối đậu không chỉ là món ăn dân dã mà còn là một phần hồn cốt của ẩm thực Hà Nội. Từ những nguyên liệu bình dị như ốc, chuối xanh, đậu phụ, mắm tôm... người Hà Nội đã tạo nên một món ăn đậm đà, tinh tế và thấm đượm tình quê.

Nghệ sĩ, ca sĩ Quỳnh Hoa là một người con của Hà Nội luôn cất tiếng hát về Thủ đô bằng cả trái tim với tình yêu dành cho mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên.

Hai giờ sáng, khi cả thành phố chìm trong giấc ngủ, ở làng Mạch Tràng, một ngày mới lại bắt đầu với những người làm bún.

Thạch đen sương sáo đã trở thành món quà vặt dân dã gắn liền với ký ức của người Hà Nội. Được làm từ lá sương sáo - một loại thảo mộc lành tính, món ăn này mang vị thanh mát, mềm mịn, giúp giải nhiệt và hỗ trợ tiêu hóa.

Tháng 5 là thời điểm các gia đình làm cốm ở làng Mễ Trì bắt đầu một vụ cốm mới. Từ sáng sớm tinh mơ, những bàn tay đã thoăn thoắt rang cốm, giã cốm, gói cốm trong những tàu lá sen, lá duối thơm ngát.

Chả cá Hà Nội – món ăn thơm lừng trên chảo nóng kích thích mọi giác quan. Đây không chỉ là món ăn ngon mà còn là minh chứng cho sự tinh tế, cầu kỳ của người đầu bếp.