Làm gốm thủ công
Xưởng gốm thủ công nhà chị Nguyễn Thị Phấn ở làng gốm Kim Lan, huyện Gia Lâm đến ngày dỡ lò. Từ sáng sớm, mọi người làm việc liên tục, tất bật, luôn tay luôn chân.
Chị Phấn chia sẻ: "Nghề này là các cụ để làm cho mình làm. Mình vẫn giữ gìn cái nghề truyền thống của các cụ. Làm thế này là thủ công nên vất vả. Một ngày mình cũng làm bình thường như những dân công làm, mình cùng nhau làm với họ luôn".
Cánh đàn ông làm những việc nặng nhọc, trèo vào lò dỡ bao nung hay khuân bê, bốc vác. Còn phụ nữ khéo tay hơn thì ngồi xếp thành phẩm vào các sọt hàng. Mấy chục năm nay còn giữ lò truyền thống nung bằng than bùn nên họ cũng quen với công việc nặng nhọc.
Là chủ lò nhưng chị Phấn cũng lao động như mọi nhân công khác, có thể ngồi hàng giờ xếp gốm hoặc bê những sọt hàng nặng mấy chục cân. Các lò gốm nhỏ đều vận hành như vậy, chủ lò là lao động chính, còn những người làm thuê chỉ làm theo công nhật.
Khi việc dỡ lò xong xuôi, cánh thợ nam sẽ rời lò gốm đi làm thuê các công việc khác, đến khi vào lò mẻ mới cần người làm việc nặng họ mới quay lại. Lò gốm chỉ còn lại lao động nữ và vợ chồng chủ lò tiếp tục làm việc hàng ngày.
Gia đình chị Phấn là một trong số ít các gia đình hiện tại ở làng gốm Kim Lan còn giữ cung cách làm gốm thủ công nung lò than truyền thống như vậy. Lò thủ công với chất đốt là than bùn nên công đoạn đầu tiên không thể thiếu là nặn và phơi than. Quanh các lò gốm là những bức tường phơi kín than bùn. Than chuyển từ Quảng Ninh lên. Người dân chờ ngày nắng to, nhào than thành dạng sệt, rồi nặn thành những viên than vừa tầm tay nắm, trét lên những bức tường quanh ngõ, quanh nhà. Ánh nắng và hơi nóng từ mặt trời sẽ hong khô những viên than này. Sau cỡ chục ngày, than sẽ đủ khô để làm chất đốt.
Sau khi nặn và phơi than bùn, thợ gốm lại quay vào nhào đất, làm khuôn. Những công đoạn này ít phần nặng nhọc hơn so với việc đốt lò, dỡ lò hay xếp bao nung, nên chủ yếu do phụ nữ đảm nhận.
Nửa tháng sau lần dỡ lò trước, các lao động nam mới quay lại. Gốm đổ khuôn phơi đã vừa khô, than bùn cũng đã sẵn sàng. Lò lại đỏ lửa cho mẻ gốm tiếp theo.
Làm gốm rất nhiều công đoạn. Mẻ gốm cũng cần nhiều ngày. Người làm gốm cũng không thể vội vã, bởi nóng vội bất kỳ khâu nào cũng rất dễ gây sai sót. Những mẻ gốm có thể nứt, vỡ, rạn men, non lửa… nếu người làm không chỉn chu từng bước khi chuẩn bị.
Hôm nay, một mẻ gốm mới lại được đưa vào lò, đích thân ông chủ lò nhóm lửa. Một vòng lặp dỡ lò, phơi than, đổ khuôn, dỡ khuôn, tráng men, vào lò, dỡ lò… lại bắt đầu.


Chương trình “Món ngon ở Hà Thành” do Đài Hà Nội sản xuất không chỉ là một chương trình ẩm thực đơn thuần, mà còn là sợi dây kết nối hai chiều để khán giả có những trải nghiệm mới mẻ và hiểu thêm về con người thông qua văn hóa ẩm thực của Thủ đô.
Ở Hà Nội có những con phố cổ tồn tại hàng trăm năm. Đó không chỉ là nơi đi lại, là nơi buôn bán, mà còn trở thành một phần máu thịt của người Hà Nội. Những con phố ấy chở nặng nhịp sống bình dị, cần mẫn và những ký ức thầm thì cùng tháng năm…
Ẩm thực Hà Nội cần một hệ thống đánh giá, xếp hạng chính thống do chính người Hà Nội xây dựng, để tôn vinh giá trị thật, bảo vệ di sản ẩm thực và dẫn dắt 'gu' thưởng thức đúng đắn.
Bánh tôm là món ăn dân dã, được chế biến từ những nguyên liệu dễ tìm, đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo của người đầu bếp để tạo nên hương vị rất riêng.
Giữa muôn vàn món ngon của ẩm thực Hà Nội, bún ốc nóng vẫn giữ cho mình một vị trí rất riêng: dân dã nhưng đầy tinh tế, giản dị mà khó quên.
Chơi cờ tướng đã trở thành niềm vui của nhiều người cao tuổi ở Hà Nội. Mỗi ngày, từ sáng đến chiều muộn, bên những gốc cây ven hồ, ghế đá công viên, hay trong các sân tập thể,... đã trở thành điểm hẹn của nhiều người yêu thích cờ tướng.
0