Tranh gốm sứ giữ gìn văn hóa dân tộc

Tranh gốm sứ không đơn thuần là một hình thức sáng tạo mà còn là một phần linh hồn của dân tộc, mang trong mình giá trị truyền thống lâu đời.

Dù phải đối mặt với những biến động của thời gian và sự thay đổi không ngừng của xu hướng hiện đại, nghệ thuật tranh gốm sứ vẫn được những nghệ nhân tận tâm gìn giữ, phát huy, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa Việt Nam.

Khác với các loại hình tranh khác, tranh gốm sứ yêu cầu quy trình chế tác công phu và tỉ mỉ. Mỗi tác phẩm đều phải trải qua các bước từ canh đất, tạo hình, trang trí, tráng men và nung ở nhiệt độ cao. Nghệ nhân không chỉ làm việc với bút màu, mà còn phải căn chỉnh nhiệt độ, lượng men để có thể làm ra những tác phẩm hoàn hảo. Là một trong những nghệ nhân đầu tiên phát triển và duy trì loại hình tranh gốm sứ, ông Phạm Văn Hà chia sẻ, trong suốt hơn 25 năm làm nghề, ông đã gặp không ít khó khăn.

Nghệ nhân Phạm Văn Hà - Chủ cơ sở sản xuất tranh gốm sứ Hà Chuyên chia sẻ: “Tranh gốm sứ ở trên mặt phẳng. Chúng ta khi thể hiện bằng những nét bút, bằng sự tối - sáng - gần - xa, người thợ phải được đào tạo và phải hiểu thì mới làm được. Độ khó nữa là nó hay cong vênh, nứt dập, phải tìm chế ra cái xương, nghiên cứu cái xương làm sao phải cứng và khi đổ ra bức tranh to hàng mét hoặc hơn mét là phải có độ phẳng. Tranh phải phẳng, không được cong vênh lên thì mới đạt tiêu chuẩn".

Trong bối cảnh hiện đại, để tác phẩm của mình vừa giữ được nét truyền thống, vừa hợp mắt với thị hiếu người mua là vô cùng khó. Điều này đòi hỏi người nghệ nhân phải không ngừng học hỏi, sáng tạo để bắt kịp xu hướng.

Giữ gìn văn hóa không chỉ dừng lại ở việc tạo ra tác phẩm hoàn hảo nhất mà còn nằm ở việc truyền lửa cho thế hệ mai sau, để những giá trị tinh hoa không bị mai một theo thời gian. Biết là như vậy nhưng để một người trẻ nảy sinh tình yêu với nghề truyền thống, thì người nghệ nhân phải càng thêm tận tụy.

Anh Nguyễn Quang Huy (tỉnh Hưng Yên) cho biết: “Tôi đã theo học thầy Phạm Hà khoảng hai năm. Đầu tiên, tôi làm những sản phẩm nhỏ lẻ, dần dần vào đây, cô chú đào tạo tôi thêm những kiến thức nâng cao để làm những sản phẩm đẹp hơn, kiếm thêm thu nhập kinh tế cao hơn. Cô chú rất tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi ra những sản phẩm mới để phát triển cho cửa hàng, cũng như đổi mới cho làng nghề".

Giữ lửa nghề tranh gốm sứ không chỉ là bảo tồn một nghề truyền thống, mà còn là cách giữ gìn văn hóa dân tộc. Khi những nghệ nhân trẻ mang theo nhiệt huyết, kết hợp giữa tính truyền thống và hiện đại, nghề tranh gốm sứ sẽ còn sống mãi và lan tỏa xa hơn trên bản đồ nghệ thuật thế giới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Đến với triển lãm “Đất và Người quê hương”, công chúng yêu mỹ thuật sẽ được chạm đến những miền ký ức của một thời chưa xa, khi chất quê được hiện hữu trong từng tác phẩm nghệ thuật ngay giữa lòng Hà Nội. “Đất và Người quê hương” là tên một cuộc triển lãm thú vị đang được trưng bày tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền – Hà Nội.

87 bảo vật quốc gia liên quan Phật giáo lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm Vesak 2025, mang đến cơ hội chiêm ngưỡng hiếm có cho đông đảo phật tử.

Giữa phố phường Hà Nội náo nhiệt, vẫn có những căn biệt thự cổ mang dáng vẻ trầm mặc, như đứng ngoài vòng xoay của hiện đại. Đó không chỉ là kiến trúc, mà là một phần hồn cốt Hà Nội xưa cần được gìn giữ.

Được xây dựng song hành với cầu Long Biên, ga Long Biên là một trong những chứng nhân lịch sử của Thủ đô Hà Nội với kiến trúc độc đáo, trở thành địa điểm du lịch được nhiều du khách yêu thích.

Sau khi tham khảo ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia, ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bắc Ninh đã đề xuất bảo tồn tại chỗ hai chiếc thuyền cổ được tìm thấy tại phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Sau thời gian tạm hoãn, lễ chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ diễn ra từ 14h ngày 6/5 đến ngày 10/5 tại Việt Nam Quốc Tự, số 242-244 đường 3 tháng 2, Phường 12, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh.