Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.
Cần mẫn bên nồi hấp mỗi sớm tinh mơ, nghệ nhân Hoàng Thị Lan đã có hơn 50 năm làm bánh cuốn, truyền giữ hương vị quê hương Thanh Trì qua từng lớp bánh mỏng, dẻo, thơm.
Giữa nhịp sống hiện đại, nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng vẫn miệt mài gìn giữ và mang đến sức sống mới cho nghệ thuật múa rối cạn Tế Tiêu.
Với khát khao gìn giữ "hơi thở" của the lụa từng vang danh, nghệ nhân Lê Đăng Toản (Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình không ít gian nan.
Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn đã thực hiện nhiều dự án nghệ thuật cộng đồng trong suốt 10 năm qua. Tình yêu với Hà Nội chính là động lực để anh thực hiện các dự án này.
Nghệ nhân Nguyễn Viết Dũng sinh ra ở làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội), được theo chân cha chạm khắc đồ thờ từ khi còn thơ ấu, qua đó bị hấp dẫn và ấn tượng với những họa tiết hoa văn cổ.
Giữa sự phát triển và chuyển đổi không ngừng của thị trường âm nhạc, Trung tá, nhà sản xuất âm nhạc, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn vẫn kiên trì theo đuổi âm nhạc chính thống, sáng tác những ca khúc về đất nước và về Hà Nội.
Trong dòng chảy đương đại, vẫn có những người trẻ say mê với vật liệu giấy dó truyền thống để tạo ra những sản phẩm độc đáo.
Tuổi tác cao không ngăn được đôi bàn tay nhiệt huyết của Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám trên con đường gìn giữ, phát huy nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc, chứa đựng trong những nhịp trống hội vừa hào hùng, vừa linh thiêng.
Ngày mưa cũng như ngày nắng, những nữ công nhân môi trường vẫn miệt mài thực hiện nhiệm vụ. Tiếng loa phát thanh trên những chiếc xe chở rác vẫn luôn vang lên trên khắp phố phường Thủ đô Hà Nội.
Giữa guồng quay của thời đại, nghệ nhân Nguyễn Hoàng Vinh vẫn âm thầm gìn giữ những nghi thức thiêng liêng của tín ngưỡng thờ Mẫu theo đúng phép tắc cổ truyền, để những giá trị tinh thần ngàn đời vẫn vững bền trước sóng gió thời gian.
Họa sĩ Hoàng Anh không chỉ đơn thuần tạo ra những bộ trang phục dân tộc cho búp bê, mà còn cẩn trọng trong từng chi tiết, tỉ mỉ giữ lại những nét đặc trưng nhất từ chất liệu thổ cẩm, lụa truyền thống đến những đường kim mũi chỉ.
Chiếc quạt giấy Chàng Sơn truyền thống đã bắt đầu một hành trình mới, không chỉ là những nếp gấp mang theo làn gió mát, mà còn lan tỏa giá trị văn hóa lịch sử đến đông đảo du khách trong và ngoài nước.