Gìn giữ nghệ thuật tuồng truyền thống

Ngày càng nhiều khán giả trẻ tìm đến với nghệ thuật tuồng truyền thống. Đó là nguồn động lực mạnh mẽ nhất để những người nghệ sĩ vẫn ngày đêm hăng say tập luyện và gìn giữ môn nghệ thuật truyền thống này.

Cũng giống như nhiều nghệ sĩ tuồng khác của Nhà hát Tuồng Việt Nam, những buổi tập là công việc hàng ngày của anh, chị trước các buổi trình diễn.

Nghệ sĩ Vũ Mạnh Linh, Nhà hát Tuồng Việt Nam chia sẻ: "Với mình là một cái duyên với nghề, duyên nợ mà mình khó giải thích. Trước các đêm biểu diễn thường sẽ được tập luyện kĩ lưỡng để mọi khâu ăn khớp với nhau".

Nghệ sĩ Nguyễn Kiều Oanh cho biết: "Nghệ thuật tuồng là nghệ thuật tổng hợp hát, múa, diễn. Nó là sự kết hợp rất nhuần nhuyễn. Nên khi có được vai diễn đòi hỏi người nghệ sĩ phải khổ luyện rất nhiều".

Các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng Việt Nam sắp có buổi biểu diễn định kỳ phục vụ khán giả cuối tuần. Với nghệ thuật tuồng, trang điểm chính là công đoạn đòi hỏi sự công phu và nghiêm túc. Vậy nên tất cả mọi diễn viên đều đến sớm trước cả tiếng để hóa trang theo nhân vật của mình.

Nghệ sĩ Gia Khoản đã có cả một đời gắn bó với nghệ thuật tuồng. Dù đã nghỉ hưu, nhưng mỗi khi có những buổi biểu diễn các vở mới của Nhà hát, ông đều có mặt để hỗ trợ và hướng dẫn các nghệ sĩ trẻ cách hóa trang cho nhân vật.

19h30 tối, khi các nghệ sĩ đã sẵn sàng cho buổi diễn cũng là lúc khán giả đã có mặt tại nhà hát. Nhiều người đến sớm hơn để có thời gian ngắm nghía và cảm nhận những hình tượng độc đáo của nghệ thuật tuồng được trưng bày tại nơi đây.

"Môn nghệ thuật tuồng trong văn hoá dân gian không hẳn là thói quen mà là tiềm thức, vì dù gì thì những bộ môn nghệ thuật dân gian là nơi chúng ta tìm về đầu tiên. Tôi cảm thấy tuồng đem lại cho tôi sự khuôn thước, mẫu mực, đem đến sự chuẩn mực thông qua sự trình diễn của nghệ sĩ, điệu múa, lối hát. Tuồng đem đến cho chúng ta sự khoa học", anh Phạm Long (Ba Đình) cho hay.

Những suất diễn ở Nhà hát Tuồng vẫn đều đặn diễn ra hàng tuần. Khán giả trẻ tìm đến với nghệ thật tuồng cũng đông đảo hơn. Đó chính là động lực để những người nghệ sĩ tuồng vẫn ngày đêm ăn, ngủ cùng niềm đam mê với môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc, trong nhịp sống hiện đại ở thành phố.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với nhiều người, cà phê trứng không chỉ là một món uống, mà còn là một kiểu “ăn sáng nghệ thuật” – nhẹ nhàng, đầy hương vị, đủ năng lượng để bắt đầu ngày mới trong một góc bình yên đặc trưng của đất Hà Thành.

Nhịp sống ở Hà Nội trong những ngày lễ đặc biệt của đất nước như một khoảng dừng nghỉ êm đềm xen giữa những tất bật vội vã thường ngày. Guồng quay cuộc sống có phần chậm lại, những người ở Hà Nội có thể được ngắm nhìn một Thủ đô yên bình và đậm chất thơ trong từng ngôi nhà, góc phố.

Bún thang là một trong những món đặc sản cao cấp và đắt tiền trong danh sách các món bún nổi tiếng tại Hà Nội. Đây được coi là một món quà thanh nhã và tinh tế của Thủ đô Hà Nội.

Từ những sợi tre, mây mềm mại, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung (xã Phú Vinh, Chương Mỹ, Hà Nội) đã dệt nên những bức ảnh chân dung Bác Hồ bằng đôi bàn tay khéo léo và lòng tôn kính của mình.

Lễ thượng cờ tại Quảng trường Ba Đình đã trở thành một nghi lễ thiêng liêng. Đây cũng là thời khắc đầy xúc động mà nhiều người dân Thủ đô và du khách luôn mong chờ.

Trên phố Hồ Hoàn Kiếm - con phố ngắn nhất của Thủ đô Hà Nội, mỗi ngày đều ghi dấu biết bao kỷ niệm của một nhóm những người lính nay đã ở lứa tuổi 70-80.