Nghề làm thợ điện ở ngoại thành
Hơn 6h sáng, ở vùng ven đô xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ đã náo nhiệt bởi những sinh hoạt thường ngày của bà con. Như thường lệ, nhóm thợ sửa chữa điện nước của anh Nguyễn Văn Dụng lại tụ tập cùng nhau uống chén trà nóng trước khi bắt đầu công việc thường ngày.
Cuộc sống của người dân ngoại thành những năm gần đây ngày càng phát triển. Những khu đô thị mới mọc lên ngày càng nhiều, vì thế mà nghề thợ điện dân dụng cũng đem lại nhiều cơ hội kiếm thêm thu nhập tốt cho người thợ như anh Dụng. Việc nhiều, lại được mọi người tin tưởng tay nghề nên hầu như ngày nào nhóm thợ cũng làm việc từ sáng đến tối.
"Công việc hằng ngày của chúng tôi thường bắt đầu từ 6h30 nếu làm gần, nếu xa thì 6h anh em bắt đầu lên đường", anh Dụng chia sẻ.
Ngôi trường trong xã đang trong quá trình hoàn thiện. Nhóm của anh Dụng sẽ tiếp tục thực hiện nốt việc lắp đặt quạt và hệ thống đèn cho các lớp học. Làm điện dân dụng tưởng chừng đơn giản, nhưng để đảm bảo sự an toàn và chất lượng công trình đòi hỏi những người thợ phải tập trung và cẩn thận ở tất cả các khâu.
Nhóm hai sinh viên năm cuối của bạn Hoàng Thanh Bình cũng bắt đầu công việc với nhóm anh Dụng. Họ quyết định về quê và chọn công việc này để gắn bó lâu dài. "Buổi sáng em học tại trường, còn buổi chiều được các anh và các chú ở đây đưa đi thực tập. Làm việc thực tế ở những công trường này sẽ giúp em có nhiều kinh nghiệm hơn", Thanh Bình nói.
Anh Nguyễn Đình Khôi làm thợ điện nước cùng anh Dụng cũng đã vài năm nay. Xuất phát từ nhu cầu lắp đặt và sửa chữa điện nước của bà con ngày càng nhiều, nên từ các công trình nhỏ lẻ ở nhà dân, sau dần anh Khôi và Anh Dụng đã có thêm nhiều công trình lớn nhỏ khác trên địa bàn.
Gần trưa, công việc lắp đặt điện ở trường học cũng đã hòm hòm. Nhóm thợ chuẩn bị thu dọn đồ để chuyển sang một công trình khác cách đó không xa. Công trình này của một nhà dân đang trong quá trình hoàn thiện các tầng. Để đảm bảo an toàn khi thi công, anh Dụng thường xuyên nhắc nhở anh em phải tuân thủ nghiêm túc an toàn lao động khi thi công.
"Về công việc, trong lao động, thực sự cũng đòi hỏi sức khỏe và sự bền bì, cũng như các kiến thức cơ bản để vận dụng được khi làm", anh Dụng cho biết. Từ các kiến thức được học ở trường, anh Dụng có thể áp dụng nhiều trong công việc hàng ngày của mình.
Công việc của những người thợ sửa chữa, lắp đặt điện nước ở ngoại thành như anh Dụng, anh Khôi dù vất vả, khuya sớm nhưng đã giúp cho đời sống của bà con vùng ven đô được nâng cao. Cuộc sống ở những nơi này cũng vì thế mà thêm phần tiện ích hơn so với những năm trước.


Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.
Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.
Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.
Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.
Bún thang không chỉ là một món ăn, mà đó còn là một tác phẩm nghệ thuật ẩm thực, từ những nguyên liệu quen thuộc, người Hà Nội đã tạo nên một hương vị đặc trưng, thanh tao mà đậm đà.
Công việc bận rộn của những người làm sự kiện, thi công sân khấu đã góp phần làm cho nhịp sống ở Thủ đô thêm phần sôi động hơn.
0