Một ngày ở xưởng cơ khí

Trong không gian rộn ràng tiếng máy móc và mùi kim loại, xưởng cơ khí không chỉ là nơi chế tạo nên những cỗ máy mà còn là sân khấu của những người thợ lành nghề.

6h30 sáng, tại xưởng cơ khí của Công ty TNHH cơ khí Anh Minh (Khu công nghiệp Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội), những người công nhân đang bắt đầu cho ngày làm việc mới. Anh Nguyễn Thanh Tùng là chủ của doanh nghiệp cơ khí này. Ngày nào anh cũng có mặt từ sớm để rà soát lại khối lượng công việc tại xưởng cơ khí của mình và phân công công việc cụ thể cho từng người.

"Với vị trí của tôi hiện nay, chủ đạo tôi sẽ nắm bắt các vấn đề về bản vẽ và tiến độ cho các đơn hàng. Công việc của tôi hiện nay là giai đoạn đầu tiên của chuỗi sản xuất. Vì vậy khi nhận được đơn hàng, chúng tôi sẽ họp với các bộ phận để đưa ra các phương án kỹ thuật, sao cho các bộ phận dễ dàng sản xuất và hạn chết tối đa sai sót", anh Đỗ Văn Hùng, thiết kế Công ty TNHH cơ khí Anh Minh cho biết.

Thiết kế công trình là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình làm việc nên với mỗi công trình nhận thi công, Anh Tùng và đội thiết kế của mình thường phải trao đổi bàn bạc hết sức kĩ lưỡng.

8h sáng, xưởng cơ khí của anh Tùng đã sôi động hơn. Đơn hàng nhiều, công việc lại cần sự chính xác và độ an toàn cao nên mọi người đều tập trung cao độ vào công việc.

Anh Nguyễn Văn Anh là một trong những người thợ đã gắn bó với xưởng cơ khí này từ những ngày đầu tiên. Công việc dù vất vả, ngày ngày làm bạn với sắt thép, tiếng hàn xì, tiếng gò, tiếng máy móc ầm ĩ, nhưng nó đã trở thành những công việc quen thuộc của anh cũng như những người công nhân ở đây.

Anh Văn Anh chia sẻ: "Những người ở xưởng, nếu vào mùa hè thì vất vả ở chỗ, làm vận động đồ nặng, dù có cẩu nhưng vẫn cần bê vác. Làm ngành nghề này thì không nhàn được! Anh em đi công trình thì có vất vả hơn".

10h sáng, mọi người tranh thủ nghỉ giải lao 15 phút uống chén nước chè, nói dăm ba câu chuyện để thư giãn trước khi quay trở lại công việc. Sau giờ giải lao, ai lại vào việc nấy.

Khi thi công trực tiếp, những người thợ cơ khí ở đây vẫn thường trao đổi về kĩ thuật, về phương án thi công sao cho sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.

Anh Trần Quỳnh cũng là một trong những thợ cơ khí lâu năm ở xưởng. Công việc mấy chục năm qua dù nặng nhọc nhưng bù lại cũng đem lại cho các anh nguồn thu nhập khá ổn định. "Với công việc này, chúng tôi cũng được đảm bảo về mức lương và thu nhập để trang trải cuộc sống", anh Quỳnh cho hay.

Thoáng chốc cũng đã 12h trưa, những công nhân của xưởng bắt đầu nghỉ tay và ăn cơm. 13h30, xưởng cơ khí bắt đầu sôi động trở lại.

Chị Hoàng Thanh Hà là một trong hai nữ công nhân gắn bó nhiều năm với xưởng cơ khí của anh Tùng. Công việc của chị hàng ngày là điều khiển máy cẩu, chuẩn bị nguyên liệu thi công cho bộ phận cắt CNC. Chị Hà bộc bạch: "Hầu như có máy móc hỗ trợ hết cả rồi, nên mình không cần phải làm tay chân nhiều. Một ngày công việc cũng tuỳ theo yêu cầu của khách và công việc của công ty. Mình làm lâu nên cũng quen, cảm thấy phù hợp, không thì cũng vất vả lắm!".

Độ chính xác là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm cơ khí. Vậy nên để đảm bảo thành phẩm cuối cùng có độ chính xác cao, những người thợ cơ khí phải luôn tuân thủ nguyên tắc làm việc tập trung cho đến khâu cuối cùng, khi ra được sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo thiết kế.

Làm thợ cơ khí, một công việc không phô trương, nhưng luôn có mặt khắp nơi trong đời sống xã hội, giúp nâng cao chất lượng sống hàng ngày của người dân từ thành thị đến nông thôn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.

Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.

Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.

Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.

Bún thang không chỉ là một món ăn, mà đó còn là một tác phẩm nghệ thuật ẩm thực, từ những nguyên liệu quen thuộc, người Hà Nội đã tạo nên một hương vị đặc trưng, thanh tao mà đậm đà.

Công việc bận rộn của những người làm sự kiện, thi công sân khấu đã góp phần làm cho nhịp sống ở Thủ đô thêm phần sôi động hơn.