Dạy bơi ở Hà Nội
Ngày nào cũng thế, cứ 5 giờ 30 sáng, anh Nguyễn Quảng Bình (Giáo viên Câu lạc bộ Bơi Thăng Long) đã có mặt tại bể bơi để bắt đầu ca dạy đầu tiên trong ngày. Ca học sáng sớm này đa số dành cho những người tranh thủ quãng thời gian đầu ngày để vận động, tập luyện.
Tập bơi buổi sáng đều đặn trong làn nước như một cách để họ đánh thức cơ thể và tinh thần trước khi bắt đầu công việc ngày mới.
Anh Nguyễn Quảng Bình cho biết: "Mình bắt đầu các ca dạy từ 5 rưỡi sáng đến 9 giờ tối, có ngày lên tới 10 ca dạy, có ngày 6-7 ca. Mình nhận dạy cho người từ 5-70 tuổi".
Anh Nguyễn Công Hải - Giáo viên CLB Bơi Thăng Long chia sẻ: "Mình đã đi dạy bơi được 5 năm. Khi đi dạy bơi thì mình cảm thấy đó là đam mê của mình. Đầu tiên mình dạy bơi để giúp các bạn sinh tồn được trong môi trường nước. Thứ hai, mình muốn đưa môn bơi thành một môn thể thao tập luyện, phát triển về thể chất, phát triển sức bền, phát triển sức nhanh và các bạn có môi trường để giao tiếp. Trong một lớp có nhiều người, có câu lạc bộ người lớn và câu lạc bộ cho trẻ em. Ở Hà Nội, các bạn nhỏ từ 4 tuổi bắt đầu đi học để làm quen nước, lớn hơn chút đến 7-8 tuổi thì các bạn đi học câu lạc bộ. Người lớn thì luyện tập để tham gia các giải ngoài trời, rèn luyện thể chất. Các cô chú lớn hơn cũng có thể đi tập để vận động và giúp giảm các loại bệnh nền của người già như huyết áp cao, đau lưng, mỏi gáy".
Bà Lê Thị Uyển Chi (phường Nghĩa Đô, quận Nam Từ Liêm) chia sẻ: "Cách đây chừng 30 năm, một bên tay của tôi tê dại và không giơ lên được. Bác sĩ phát hiện tôi bị thoái hóa đốt sống và chèn ép vào máu lên não. Sau đấy tôi bắt đầu đi học bơi, sau 2 tháng tôi thấy ổn, tay giơ lên không còn đau và mắt không còn buốt. Tôi bơi 5 tiếng liền, không chạm bờ, chạm đáy. Nhưng tôi bơi chưa bơi đúng kỹ thuật, nên tôi vẫn tiếp tục đi học".
Dạy bơi là một công việc đặc thù đòi hỏi các giáo viên dạy bơi phải có kỹ thuật cơ bàn và phương pháp sư phạm tốt. Vậy nên, cho dù là bể bơi ngoài trời hay bể trong nhà, lớp phổ cập cho học sinh đến lớp cá nhân, mỗi thầy cô đều có giáo trình giảng dạy khá căn bản, để học viên sau mỗi khóa đều có thể biết bơi đúng kỹ thuật.
Mùa hè đến, bể bơi có ngày đón tới cả hàng nghìn em nhỏ đến học bơi. Những giáo viên dạy bơi như anh Bình không chỉ dành phần lớn thời gian trong ngày cho các lớp phổ cập bơi của học sinh trên địa bàn thành phố, mà còn dạy cả những lớp chuẩn bị cho các giải đấu trong hè. Mỗi buổi học không chỉ là rèn luyện kỹ năng mà còn là một bước chuẩn bị cho sự tự tin dưới nước - điều tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất quan trọng với trẻ em sống ở thành phố.
Không chỉ là kỹ năng, bơi lội còn mang tính nghệ thuật. Ở câu lạc bộ, các lớp học bơi biểu diễn cũng được tổ chức đều đặn, thường xuyên. Mỗi bài tập là một bước tiến, mỗi cú xoay người là kết quả của sự kiên trì, rèn luyện không ngừng nghỉ của mỗi học viên cũng như các giáo viên dạy bơi.
Mỗi ngày trôi qua, từ buổi sáng tinh mơ đến chiều muộn, những lớp học bơi vẫn đều đặn diễn ra góp phần tạo nên một nhịp sống sôi động, khỏe khoắn trong lòng thành phố khi hè đến.


Vịt dấm ghém không đơn thuần là tên một món ăn, nó được coi như một mâm cỗ thịnh soạn bởi rất nhiều lớp nguyên liệu, gia vị.
Những tán phượng vươn cao, bung nở dưới nắng đầu hè trên nhiều tuyến phố khiến Hà Nội như khoác lên mình tấm áo mới rực rỡ sắc đỏ.
Khi những chùm hoa phượng vĩ bắt đầu cháy rực trên sân trường, cũng là lúc mùa chia tay tuổi học trò lặng lẽ gõ cửa.
Thói quen đi chợ không dùng tiền mặt đang dần trở thành nét tiêu dùng mới, không chỉ đem lại tiện lợi mà còn góp phần làm nên diện mạo đô thị hiện đại.
Bún chả que tre không chỉ mang hương vị làng quê đồng bằng Bắc Bộ, mà còn gợi lại ký ức thời bao cấp, khi thịt thà đắt đỏ và bún chả que tre được coi là “xa xỉ” và đáng mong chờ.
Trên con phố Hàng Hòm có sự đan xen của những câu chuyện xưa cũ và nhịp sống hiện đại, tạo nên một dấu ấn riêng biệt, khiến du khách ghi nhớ.
0