Nhịp sống ở làng thổi thuỷ tinh
Một ngày mới bắt đầu ở xã Vạn Nhất, huyện Thường Tín, vợ chồng ông Hồ Đăng Gừng tranh thủ uống chén trà nóng để bắt tay vào công việc.
Ông Gừng gần sang tuổi 80 và là người cao tuổi duy nhất ở xã vẫn làm nghề thổi thủy tinh. Ông cũng là người duy nhất thổi thủy tinh theo lối cũ, đó là dùng bếp dầu chứ không phải dùng bếp ga. Bởi theo ông, có tuổi rồi, hơi không khỏe nên thổi bếp ga sẽ không kịp.
Ông Gừng nói rằng, với nghề thổi thuỷ tinh, sự chắc chắn của đôi bàn tay rất quan trọng. Nếu tay run thì sản phẩm làm ra sẽ không được đẹp. "Khi mình kéo ống ra, nếu không cẩn thận có khả năng còn bị tai nạn bắn vào mắt, mình phải làm cẩn thận và có bí quyết của mình", ông Gừng chia sẻ.
Một ngày mới cũng bắt đầu ở nhà anh Đặng Văn Thọ. Dậy sớm bật bếp, anh bắt tay ngay vào việc. Anh Thọ nói: "Mình gắn bó với nghề rất sớm, từ năm 12 tuổi đã vào nghề, đến năm nay đã ngót nghét tuổi 50. Thường cứ 6 rưỡi, 7 giờ làm việc cho đến 1 rưỡi trưa. Còn buổi chiều làm việc từ 2 giờ đến 7 giờ". Những ngày mùa hè, anh Thọ phải tranh thủ làm buổi tối cho đỡ mệt, vì ban ngày nhiệt độ khá cao.
Ở xã Vạn Nhất bây giờ, chỉ còn hơn chục hộ còn làm nghề nhưng ai cũng quen với nhịp sống ấy. Sáng nhóm bếp, trưa nghỉ tay một chút rồi lại làm tiếp đến chiều. Công việc đều đặn, chẳng ồn ào, nhưng cứ thế nuôi sống bao thế hệ trong làng. Với anh Thọ và nhiều người khác, thổi thủy tinh không chỉ là nghề mà là nếp sinh hoạt, là cuộc sống thường ngày đã gắn bó từ khi còn nhỏ đến tận bây giờ.
Ở Vạn Nhất, không chỉ có đàn ông mới làm nghề thổi thủy tinh, phụ nữ cũng gắn bó với nghề này và thổi chẳng kém gì cánh đàn ông. Như chị Bùi Thị Hiền, sáng ra lo xong bữa cơm cho cả nhà, chị lại ngồi vào chỗ quen thuộc bên bếp lửa. Công việc cứ đều đặn như thế, ngày nào cũng vậy. Chị kể: "Mùa hè trời nóng, nhiệt độ ngoài trời 40 độ thì trong này phải 50-60 độ. Lửa tạt vào mặt nên cũng ảnh hưởng, sạm mặt".
Ở Vạn Nhất, ngày nào cũng bắt đầu như thế, với bếp lửa, với hơi thở đều đều bên ống thủy tinh. Người dân nơi đây vẫn sống chậm, làm đều, chẳng ồn ào nhưng đầy gắn bó. Nghề đã trở thành một phần cuộc sống – quen tay, quen việc, quen cả tiếng lửa tí tách mỗi ngày. Và chính cái nhịp sống lặng lẽ ấy lại là thứ giữ cho làng nghề còn mãi đến hôm nay.


Điểm nhấn của Festival Phở Hà Nội năm nay, lần đầu tiên công nghệ AI Chatbot được đưa vào tư vấn nhằm nâng cao trải nghiệm của khách tham dự.
Nghề thổi thuỷ tinh ở Vạn Nhất đã trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Họ quen tay, quen việc, quen cả tiếng lửa tí tách mỗi ngày.
Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.
Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.
Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.
Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.
0