Bún thang - tinh hoa ẩm thực Hà Thành
Theo nhà báo Vĩnh Quyên, tên gọi "bún thang" là ý nhấn mạnh vào phần nước dùng. “Thang” trong theo tiếng Hán – Nôm có nghĩa là canh. "Bún thang" tức là bún canh, nhấn mạnh phần “thang” - phần chính tạo nên linh hồn đặc trưng của bún.
Để tạo nên một bát bún thang hoàn hảo theo công thức gần 100 năm, người nấu phải chuẩn bị khoảng 30 loại nguyên liệu khác nhau. Điều này đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay, con mắt thẩm mỹ tinh tế trong việc sắp xếp màu sắc và hương vị, cũng như vị giác cầu kỳ để cân bằng các thành phần. Chính sự cầu kỳ và tinh tế này đã biến bún thang trở thành một món ăn đặc biệt, thể hiện đẳng cấp ẩm thực của người Hà Nội.
Nhà báo Vĩnh Quyên chia sẻ: "Bún thang là món ăn đòi hỏi sự chuẩn bị rất lâu, từ nguyên liệu cho đến sơ chế, kỹ thuật nấu rất cẩn thận và tinh tế. Món bún thang có khoảng gần 30 nguyên liệu. Vì vậy, cần phải chuẩn bị rất kỹ càng".
Nhịp sống hối hả, hiện đại khiến cách nấu bún thang cầu kỳ trở nên xa xỉ, bởi sự đầu tư về mặt thời gian. Những người thưởng thức cũng do đó mà khó có cơ hội thưởng thức một tô bún thang đúng điệu.
"Bún thang mà chúng ta đang thấy ở rất nhiều hàng quán đa phần đã có sự thay đổi khá nhiều về thành phần, cách trình bày và nguyên liệu. Món bún thang bị lai sang phở rất nhiều", nhà báo Vĩnh Quyên cho hay.
Chị Nguyễn Thúy Nguyên (quận Ba Đình) thường hay nấu bún thang cho mọi người trong gia đình mỗi khi có thời gian, chia sẻ rằng: "Tôi thường nấu món này khi có đông đủ mọi người trong gia đình vì sự đầu tư rất công phu. Bún thang là một trong những cách thể hiện sự đảm đang, khéo léo của người phụ nữ Hà Thành. Ngày trước, khi ở bên nước ngoài, tôi cũng thường nấu món này để mời bạn bè, hàng xóm".


Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.
Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.
Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.
Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.
Bún thang không chỉ là một món ăn, mà đó còn là một tác phẩm nghệ thuật ẩm thực, từ những nguyên liệu quen thuộc, người Hà Nội đã tạo nên một hương vị đặc trưng, thanh tao mà đậm đà.
Công việc bận rộn của những người làm sự kiện, thi công sân khấu đã góp phần làm cho nhịp sống ở Thủ đô thêm phần sôi động hơn.
0