Suất cơm năm nghìn đồng
6h sáng ngày cuối tuần, như thường lệ suốt hơn 10 năm qua, nhiều bạn trẻ lại hẹn nhau đến bếp ăn tình nguyện của CLB Cơm 5.000 Hà Nội. Có người đã tham gia nhiều năm, cũng có người mới chỉ bắt đầu, nhưng ai nấy đều thấy háo hức với công việc ý nghĩa này.
Bạn Ngô Huyền Ngân (Hai Bà Trưng) chia sẻ: "CLB cơm 5.000 của chúng mình đến nay đã là năm thứ 13 hoạt động. Hàng tuần sẽ có đội ngũ nhân sự đăng tuyển tình nguyện viên để có danh sách phù hợp cho số lượng ngày hôm đó. Không có giới hạn về độ tuổi hay nghề nghiệp, chỉ cần các bạn muốn tham gia các hoạt động thiện nguyện thì đều có thể đăng ký".
Bạn Nguyễn Quốc Trung (Long Biên) hiện đang là sinh viên năm cuối, đã tham gia CLB được một năm. "Mình đã tìm hiểu môi trường để có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp và kỹ năng nấu ăn và mình đã tìm đến CLB này. Mình cảm thấy rất vui vì có thể mang lại hạnh phúc tới cho mọi người", Trung nói.
Dưới sự điều phối của những người đã thạo việc, cả đội nhanh chóng vào guồng. Mọi công đoạn đều diễn ra khẩn trương để kịp đóng hộp những suất cơm nóng hổi và vận chuyển đến điểm bán trước 10h30.
Bạn Lê Diệp Trà Giang (Hà Đông) cho biết: "Mình là sinh viên năm 2. Mình biết đến CLB thông qua fanpage trên Facebook và cũng có một vài người bạn giới thiệu. Mình khá ấn tượng với hoạt động của CLB nên đã tham gia. Đến nơi, mình được phân công các công việc khá đơn giản thôi, như nấu cơm ở nhà, nhưng mình khá bất ngờ vì mọi người làm với số lượng rất lớn".
Trung bình mỗi ngày, bếp ăn sẽ nấu khoảng 200 suất cơm để cung cấp cho người nhà bệnh nhân ở các bệnh viện. Ngoài đội ngũ chuẩn bị thực phẩm và sơ chế, việc đứng bếp phần lớn là do những người có kinh nghiệm lâu năm như anh Lê Xuân Toại (Hai Bà Trưng) đảm nhận.
"Mình cũng tham gia hoạt động được 8 năm hoạt động rồi. Công việc của đầu bếp sẽ bắt đầu từ 7h và đến 10h thì sẽ xong, bắt đầu chia cơm, đóng lại và mang đến điểm cho bệnh nhân. Bản thân mình cũng là đầu bếp tay ngang, lần đầu mình còn bỡ ngỡ, nhưng sau nhiều lần nấu mình đã quen. Số lượng khá lớn, nhưng hầu hết các bạn đầu bếp cũng là nam nên mình cảm thấy đỡ mệt hơn", anh Toại chia sẻ.
Những suất cơm vừa hoàn thành, các thành viên nhanh chóng đóng hộp và chia nhau vận chuyển bằng xe máy đến các điểm quen thuộc. Những hàng dài người chờ cơm trưa đã đứng đợi, chủ yếu là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Bạn Ngô Thu Hà (Cầu Giấy) cho biết, thường các phiếu cơm sẽ được phát hết trong một buổi sáng ở các bệnh viện: Phổi, Bạch Mai, Thanh Nhàn. Số lượng người xếp hàng rất đông, tuy nhiên đều có ý thức rất tốt.
Nhận được xuất cơm 5.000 đồng lần thứ hai, chị Phạm Thị Tươi (Nam Định) không khỏi hạnh phúc và xúc động: "Mình nhận được suất cơm 5.000 lần thứ hai. Cơm rất ngon, mình rất xúc động, cảm ơn mọi người. Những suất cơm này đã giúp đỡ nhà mình rất là nhiều về chi phí", chị Tươi nghẹn ngào nói.
Ở một địa điểm khác, tại Trung tâm chăm sóc trẻ khuyết tật, nhóm cơm 5.000 cũng bắt đầu chuyển các suất ăn xuống. Chỉ với 5.000 đồng nhưng những suất cơm này vẫn có đủ dinh dưỡng cho mọi người. Hơn thế, chúng còn chứa đựng nhiều giá trị tinh thần về sự yêu thương và sẻ chia.
Giữa nhịp sống nhộn nhịp của thành phố, vẫn có những giờ phút quý giá để những người trẻ dành sự quan tâm của mình cho những điều ý nghĩa như thế!


Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.
Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.
Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.
Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.
Bún thang không chỉ là một món ăn, mà đó còn là một tác phẩm nghệ thuật ẩm thực, từ những nguyên liệu quen thuộc, người Hà Nội đã tạo nên một hương vị đặc trưng, thanh tao mà đậm đà.
Công việc bận rộn của những người làm sự kiện, thi công sân khấu đã góp phần làm cho nhịp sống ở Thủ đô thêm phần sôi động hơn.
0