Bình dị con phố sách cũ

Con phố sách cũ trên đường Láng (Hà Nội) là chốn thân quen của nhiều người, nơi chứa đựng những câu chuyện riêng, khiến cho tâm hồn của họ luôn được rộng mở.

Giữa lòng Hà Nội nhộn nhịp, có những con đường vẫn giữ được nét trầm lắng của thời gian. Một trong số đó là đường Láng - nơi chuyên bán sách cũ. Không hào nhoáng như những hiệu sách lớn, cũng chẳng tấp nập như những nhà sách giữa trung tâm, nơi đây là thế giới của những cuốn sách đã nhuốm màu thời gian, và cũng là nơi tìm đến của những con người đi tìm ký ức qua những trang sách cũ.

Như mọi ngày, 8 giờ sáng, anh Quang Vinh (Mỹ Đình) và bạn của anh lại đến cửa hàng sách cũ quen thuộc trên con đường Láng để chuẩn bị mở cửa đón khách. "Tiệm sách cũ này đã mở được gần 20 năm. Hiện tại cửa hàng sẽ mở cửa cả tuần, từ 8-9 giờ sáng đến 7 giờ tối", anh Vinh chia sẻ.

Theo anh Vinh, đường Láng từ khi anh còn nhỏ đã là nơi tụ tập rất nhiều cửa hàng sách cũ. Trước đây, khi khoa học công nghệ chưa phát triển mạnh mẽ như hiện tại, những nhà sách cũ này là "tụ điểm tri thức" của mọi người. "Mỗi lần nhập hàng em đều không biết mình sẽ nhận được gì, đôi khi sẽ tìm được những cuốn sách rất có giá trị. Đây là điều thú vị nhất trong thời gian đi làm ở hiệu sách của em", anh Vinh nói.

Chị Nguyễn Thùy Linh (Cầu Giấy) cho biết: "Mình đến đây để tìm từ điển vì có bài thi quan trọng. Nơi đây được gọi là phố sách cũ vì giá sách rất phù hợp với sinh viên như bọn mình". Chị Linh yêu thích những tiệm sách cũ, bởi không gian yên ắng, không ồn ào như những hiệu sách hiện nay.

Cửa hàng sách cũ của anh Vinh ngoài đón những vị khách đến mua sách cũ, cũng có cả những người đem sách cũ đến bán như anh Hải. Anh Đỗ Khắc Hải (Hoàng Mai) chia sẻ: "Tôi muốn bán một số sách trước đây mua nhưng không dùng đến nữa. Nếu đi bán, giá rất rẻ so với đi mua, nhưng sẽ có người khác có nhu cầu sử dụng".

Dọc theo đường Láng, có khá nhiều cửa hàng sách cũ, tạo nên một không gian đậm chất hoài niệm giữa lòng Hà Nội hiện đại. Cửa hàng sách cũ của anh Bùi Mạnh Trưởng cũng đã có mặt ở đây gần 10 năm nay, hầu như ngày nào cũng có những vị khách mới lẫn nhưng khách quen đều đặn ghé qua chọn sách. "Sách cũ cũng có đa dạng thể loại và nội dung, phục vụ rất nhiều lứa tuổi, nhưng đa số là những người già đã về hưu hoặc những người đang nghiên cứu", anh Trưởng cho hay.

"Gọi là sách cũ thế thôi, nhưng tri thức thì không cũ. Chúng chỉ cũ về mặt thời gian xuất bản", anh Phạm Võ Thanh Hà nói.

Nhịp sống nơi con đường sách cũ cứ thế ngày qua ngày, lặp đi lặp lại nhưng không hề nhàm chán. Vì mỗi ngày đều có những vị khách đến đây, tìm kiếm cho mình những cuốn sách cũ, mà trong đó chứa đựng những câu chuyện riêng, khiến cho tâm hồn của họ luôn được rộng mở. Hay đơn giản chỉ là muốn ngắm nhìn những bìa sách cũ kỹ, ngửi mùi giấy ố vàng để hoài niệm về một thời đã qua.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.

Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.

Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.

Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.

Bún thang không chỉ là một món ăn, mà đó còn là một tác phẩm nghệ thuật ẩm thực, từ những nguyên liệu quen thuộc, người Hà Nội đã tạo nên một hương vị đặc trưng, thanh tao mà đậm đà.

Công việc bận rộn của những người làm sự kiện, thi công sân khấu đã góp phần làm cho nhịp sống ở Thủ đô thêm phần sôi động hơn.