Nghề làm thợ điện ở ngoại thành

Để nâng cao đời sống bà con ngoại thành, không thể thiếu vai trò của những người thợ sửa chữa, lắp đặt điện nước. Họ góp phần xây dựng cuộc sống tiện nghi hơn.

Hơn 6h sáng, ở vùng ven đô xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ đã náo nhiệt bởi những sinh hoạt thường ngày của bà con. Như thường lệ, nhóm thợ sửa chữa điện nước của anh Nguyễn Văn Dụng lại tụ tập cùng nhau uống chén trà nóng trước khi bắt đầu công việc thường ngày.

Cuộc sống của người dân ngoại thành những năm gần đây ngày càng phát triển. Những khu đô thị mới mọc lên ngày càng nhiều, vì thế mà nghề thợ điện dân dụng cũng đem lại nhiều cơ hội kiếm thêm thu nhập tốt cho người thợ như anh Dụng. Việc nhiều, lại được mọi người tin tưởng tay nghề nên hầu như ngày nào nhóm thợ cũng làm việc từ sáng đến tối.

"Công việc hằng ngày của chúng tôi thường bắt đầu từ 6h30 nếu làm gần, nếu xa thì 6h anh em bắt đầu lên đường", anh Dụng chia sẻ.

Ngôi trường trong xã đang trong quá trình hoàn thiện. Nhóm của anh Dụng sẽ tiếp tục thực hiện nốt việc lắp đặt quạt và hệ thống đèn cho các lớp học. Làm điện dân dụng tưởng chừng đơn giản, nhưng để đảm bảo sự an toàn và chất lượng công trình đòi hỏi những người thợ phải tập trung và cẩn thận ở tất cả các khâu.

Nhóm hai sinh viên năm cuối của bạn Hoàng Thanh Bình cũng bắt đầu công việc với nhóm anh Dụng. Họ quyết định về quê và chọn công việc này để gắn bó lâu dài. "Buổi sáng em học tại trường, còn buổi chiều được các anh và các chú ở đây đưa đi thực tập. Làm việc thực tế ở những công trường này sẽ giúp em có nhiều kinh nghiệm hơn", Thanh Bình nói.

Anh Nguyễn Đình Khôi làm thợ điện nước cùng anh Dụng cũng đã vài năm nay. Xuất phát từ nhu cầu lắp đặt và sửa chữa điện nước của bà con ngày càng nhiều, nên từ các công trình nhỏ lẻ ở nhà dân, sau dần anh Khôi và Anh Dụng đã có thêm nhiều công trình lớn nhỏ khác trên địa bàn.

Gần trưa, công việc lắp đặt điện ở trường học cũng đã hòm hòm. Nhóm thợ chuẩn bị thu dọn đồ để chuyển sang một công trình khác cách đó không xa. Công trình này của một nhà dân đang trong quá trình hoàn thiện các tầng. Để đảm bảo an toàn khi thi công, anh Dụng thường xuyên nhắc nhở anh em phải tuân thủ nghiêm túc an toàn lao động khi thi công.

"Về công việc, trong lao động, thực sự cũng đòi hỏi sức khỏe và sự bền bì, cũng như các kiến thức cơ bản để vận dụng được khi làm", anh Dụng cho biết. Từ các kiến thức được học ở trường, anh Dụng có thể áp dụng nhiều trong công việc hàng ngày của mình.

Công việc của những người thợ sửa chữa, lắp đặt điện nước ở ngoại thành như anh Dụng, anh Khôi dù vất vả, khuya sớm nhưng đã giúp cho đời sống của bà con vùng ven đô được nâng cao. Cuộc sống ở những nơi này cũng vì thế mà thêm phần tiện ích hơn so với những năm trước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bánh tôm là món ăn dân dã, được chế biến từ những nguyên liệu dễ tìm, đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo của người đầu bếp để tạo nên hương vị rất riêng.

Giữa muôn vàn món ngon của ẩm thực Hà Nội, bún ốc nóng vẫn giữ cho mình một vị trí rất riêng: dân dã nhưng đầy tinh tế, giản dị mà khó quên.

Chơi cờ tướng đã trở thành niềm vui của nhiều người cao tuổi ở Hà Nội. Mỗi ngày, từ sáng đến chiều muộn, bên những gốc cây ven hồ, ghế đá công viên, hay trong các sân tập thể,... đã trở thành điểm hẹn của nhiều người yêu thích cờ tướng.

Ngày càng nhiều khán giả trẻ tìm đến với nghệ thuật tuồng truyền thống. Đó là nguồn động lực mạnh mẽ nhất để những người nghệ sĩ vẫn ngày đêm hăng say tập luyện và gìn giữ môn nghệ thuật truyền thống này.

Sách dạy nấu ăn cổ ''Thế vị tân biên'' xuất bản năm 1925, có nhắc tới món cá diếc kho với những gia vị đồng quê gần gũi quen thuộc như gừng, lá giềng, muối hạt, tương bần tạo vị ngọt hậu. Cá kho chắc thịt, màu nâu vàng, dậy mùi thơm và vị đặc trưng của tương bần. Món ăn này ăn cùng rau luộc và cơm trắng rất bắt vị trong những ngày chuyển mùa nắng nóng.

Về với thiên nhiên và những điều mộc mạc, yên bình chính là cách để mỗi người tự làm mới mình sau những ngày bận rộn. Một kỳ nghỉ nhẹ nhàng nhưng cũng là những kỉ niệm khó quên.