Người cao tuổi học công nghệ số

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đã đem đến nhiều lợi ích cho đời sống hàng ngày. Thời gian gần đây, ở nhiều tổ dân phố, các lớp học công nghệ cho người lớn tuổi đã ra đời, nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân.

Ông Đinh Ngọc Sơn là Bí thư Chi bộ khu dân cư số 9 phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy. Đều đặn mỗi ngày, ông chuẩn bị những đạo cụ cần thiết cho buổi học công nghệ số dành cho người cao tuổi của khu dân cư ngay tại nhà mình.

Ông Sơn chia sẻ: "Ở đây có rất là nhiều bác cũng là giảng viên nhưng các bác nghỉ hưu cũng tương đối lâu rồi. Tuy trình độ các bác rất cao nhưng khi tiếp cận với công nghệ thì thứ nhất, các bác rất ngại nói đến trí tuệ nhân tạo, thứ hai là nhiều người lo sợ rằng mình vào mạng thì sẽ bị lừa. Vì vậy, tôi mới đề xuất chi bộ đứng ra tổ chức những khóa học nho nhỏ. Ban đầu là nghĩ đến các bác đảng viên nhiều tuổi, thế nhưng khi thông báo lên thì rất nhiều người có tuổi quan tâm".

Nguyên là Phó Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thầy giáo Sơn cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy sinh viên. Tuy nhiên, việc truyền đạt bộ môn chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo, nhất là cho những người cao tuổi, lại là một sự khác biệt.

Bà Trần Thu Hiền và bà Lại Thị Bích Hoàn (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) là học viên lớp công nghệ của thầy giáo Sơn. Trước mỗi buổi học, hai bà thường cùng nhau chia sẻ những câu chuyện liên quan đến việc sử dụng điện thoại thông minh trong sinh hoạt hàng ngày.

Bà Hiền cho biết: "Sau khi nghỉ hưu, việc tiếp cận với mạng xã hội này rất khó khăn. Bởi vì nhu cầu rất lớn nhưng mình lại không biết làm thế nào, các con thì ở xa không cho nên các cô, các bác cứ hỏi nhau nhưng cũng chưa có một giải pháp tốt hơn".

Từ khi biết có lớp học công nghệ số ở khu dân cư số 9, những người cao tuổi quanh đây đã liên lạc với nhau để cùng tham gia lớp học. Dù nghỉ hưu đã lâu, nhưng những người cao tuổi ở đây vẫn có ý thức tham gia lớp học như thế này để tăng cường vốn kiến thức về công nghệ và rèn luyện trí não. Trong số những học viên của thầy giáo Sơn, người trẻ nhất cũng đã hơn 65 tuổi. Người cao tuổi nhất cũng gần 80. Họ đến lớp không phải học để lấy bằng cấp, mà để bắt kịp nhịp sống của thời đại số 4.0.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều người cao tuổi ở Hà Nội vẫn chọn cách học tập và rèn luyện mỗi ngày. Từ những lớp học nhỏ, không ít các cô, các bác lớn tuổi đã có thể tự tin dùng điện thoại thông minh vào việc tra cứu, liên lạc, thậm chí là sáng tạo. Đó cũng là cách giúp cho người cao tuổi không bị bỏ lại phía sau.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đã đem đến nhiều lợi ích cho đời sống hàng ngày. Thời gian gần đây, ở nhiều tổ dân phố, các lớp học công nghệ cho người lớn tuổi đã ra đời, nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân.

Một địa điểm kinh doanh cà phê ở quận Nam Từ Liêm đã có sáng kiến hay để giáo dục truyền thống, lan tỏa tình yêu nước cho thế hệ trẻ, hòa chung không khí kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hà Nội là thành phố của nhịp sống không bao giờ ngừng nghỉ. Ban ngày là nhịp sống vội vã, nhưng khi thành phố lên đèn, một nhịp sống khác lại bắt đầu. Với những quán ăn đêm, đây mới là lúc họ khởi đầu cho ngày mới.

Hà Nội sớm tinh mơ, thành phố còn ngái ngủ; nhưng trong lòng các khu dân cư, các công viên, vườn hoa, một ngày mới đã thực sự bắt đầu. Với nhiều người cao tuổi, mỗi sáng sớm là một lần làm mới mình bằng chuyển động, bằng tiếng cười, bằng sự kết nối giản dị mà thân quen.

Tháng 4, Hà Nội bắt đầu đón những tia nắng đầu hè cũng là lúc những vườn dâu tằm bước vào mùa chín rộ và những người nông dân lại tất bật thu hoạch.

Không chỉ giúp nâng cao thể chất, các buổi tập thể dục nhịp điệu vào buổi tối còn là dịp để mọi người nạp lại năng lượng, giao lưu, gắn kết và tận hưởng bầu không khí mát mẻ, thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng.