Phiên chợ xưa giữa lòng Hà Nội
Chợ Sa họp ngay trên bãi đất rộng cạnh cầu Ngòi, thuộc địa phận xã Cổ Loa. Khác với các khu chợ thông thường họp bán hàng ngày, chợ Sa một tháng chỉ họp 6 phiên, nhằm ngày mùng 1, mùng 6, 11, 16, 21 và 26 âm lịch.
Tên chợ Sa được dân gian giải thích vì đây là nơi đặt sa bàn kinh thành của vua An Dương Vương. Đây tương truyền là điểm buôn bán của kinh đô Cổ Loa ngày trước. Phiên chợ thu hút người dân ở các vùng lân cận đổ về đổi trao mua bán. Ngoài hàng hóa thường ngày phục vụ đời sống từ các nơi khác chuyển về, nét độc đáo của chợ Sa chính là những sản vật do người dân trong vùng sản xuất được, đem ra chợ trao đổi.
Chợ tự phát không chia gian, chia quầy, người dân cứ nhìn nhau mà dọn sạp, bày hàng. Có những sạp hàng rộng với đủ loại mặt hàng, nhưng cũng đôi chỗ chỉ cần một, hai cái mẹt, trên bày vài thứ rau củ nhà trồng là cũng thành một sạp hàng chờ người đến mua, đến lựa.
Chợ ngoại thành nên nông cụ là mặt hàng không thể thiếu. Những sạp hàng nông cụ là điểm đến quen thuộc của bà con quanh vùng mỗi khi cần mua hoặc sửa các dụng cụ nông nghiệp.
Dù ở ngoại thành Hà Nội, rất sát với phố thị, nhưng Cổ Loa vẫn có diện tích lớn đất trồng lúa, cũng như phần nhiều người dân vẫn gắn bó với trồng trọt, chăn nuôi. Bởi thế, dãy hàng bán con giống phục vụ chăn nuôi nông nghiệp phiên chợ nào cũng có.
Một điều đặc biệt của phiên chợ Sa đã trở thành phong tục, một nét riêng trong văn hóa của người dân nơi đây, đó là “tục ăn quà”. Chợ có những hàng quà bánh bán đã mấy chục năm. Những thức quà dân dã như thể khiến người ta lạc về thời thơ ấu với bánh rán đường, bỏng nếp, bỏng ngô, bánh gio bánh nếp…
Được theo mẹ đi chơi chợ, được mua cho vài thứ quà dân dã, là kỷ niệm in đậm trong ký ức của nhiều lớp trẻ thơ. Cứ như thế, từ đời này sang đời khác, đi chợ ăn quà thành một thói quen, một phần không thể thiếu trong các phiên chợ nông thôn.
Có người nói chợ Sa có từ thời An Dương Vương, thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Thực hư không rõ, nhưng chợ Sa quả là phiên chợ lâu đời, có những quầy hàng mẹ truyền cho con, bà truyền cho cháu.
Chợ Sa chỉ là một trong hàng ngàn chợ phiên của người Việt. Với chu kỳ 5 ngày họp một lần, chợ Sa là một nét đẹp về sinh hoạt văn hóa cộng đồng vẫn được gìn giữ từ ngàn đời đến nay của vùng quê ngoại thành Hà Nội.
Trong dòng người đông đúc chen nhau, những tiếng hỏi giá cả, tiếng mặc cả bớt một thêm hai, tiếng mời chào của người bán… làm cho phiên chợ thêm phần nhộn nhịp.


Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đã đem đến nhiều lợi ích cho đời sống hàng ngày. Thời gian gần đây, ở nhiều tổ dân phố, các lớp học công nghệ cho người lớn tuổi đã ra đời, nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân.
Một địa điểm kinh doanh cà phê ở quận Nam Từ Liêm đã có sáng kiến hay để giáo dục truyền thống, lan tỏa tình yêu nước cho thế hệ trẻ, hòa chung không khí kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hà Nội là thành phố của nhịp sống không bao giờ ngừng nghỉ. Ban ngày là nhịp sống vội vã, nhưng khi thành phố lên đèn, một nhịp sống khác lại bắt đầu. Với những quán ăn đêm, đây mới là lúc họ khởi đầu cho ngày mới.
Hà Nội sớm tinh mơ, thành phố còn ngái ngủ; nhưng trong lòng các khu dân cư, các công viên, vườn hoa, một ngày mới đã thực sự bắt đầu. Với nhiều người cao tuổi, mỗi sáng sớm là một lần làm mới mình bằng chuyển động, bằng tiếng cười, bằng sự kết nối giản dị mà thân quen.
Tháng 4, Hà Nội bắt đầu đón những tia nắng đầu hè cũng là lúc những vườn dâu tằm bước vào mùa chín rộ và những người nông dân lại tất bật thu hoạch.
Không chỉ giúp nâng cao thể chất, các buổi tập thể dục nhịp điệu vào buổi tối còn là dịp để mọi người nạp lại năng lượng, giao lưu, gắn kết và tận hưởng bầu không khí mát mẻ, thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng.
0