Đánh giá ẩm thực theo cách của người Hà Nội
Trên thế giới, Michelin, TripAdvisor hay các tạp chí ẩm thực quốc tế đã giúp nhiều món ăn và địa điểm trở nên nổi tiếng toàn cầu. Còn ở Hà Nội - nơi có bề dày văn hoá ẩm thực, liệu đã có một hệ thống đánh giá nào đủ uy tín, khách quan để xếp hạng món ngon theo cách của chính người Hà Nội chưa?
Món ngon Hà Nội: Ai đang chấm điểm?
Ẩm thực Việt Nam và đặc biệt là Hà Nội rất được thực khách quốc tế chú ý. Nhưng những đánh giá này thường đến từ nước ngoài. Cũng có nhiều đánh giá của các blogger danh tiếng nhưng lại mang tính cá nhân, thiếu bộ tiêu chí chung.
Tuy vậy, lâu nay người Hà Nội vẫn luôn có cách “xếp hạng” món ngon truyền thống như cách Vũ Bằng viết trong “Miếng ngon Hà Nội”, rằng: “Hà Nội ngon không phải chỉ ngon về những miếng ngon đặc biệt, nhưng ngon từ cách ăn uống ngon đi, ngon từ cách rao hàng quà ngon xuống, ngon từ cách trình bày ngon tới, ngon từ cách thái miếng thịt, chia miếng bánh ngon lui”.
Hà Nội có lịch sử hình thành và phát triển từ ngàn năm Thăng Long. Trải qua quá trình ấy, Hà Nội hội tụ và kết tinh những tinh hoa văn hóa, truyền thống lịch sử của mảnh đất Kinh kỳ nghìn năm văn hiến.
Nhưng cho đến nay, ngoài quận Hoàn Kiếm, thì chưa có một quận huyện nào có một hệ thống đánh giá món ăn, nhà hàng chính thống, có tiêu chí rõ ràng, đáng tin cậy và được phổ biến rộng rãi.
Đã đến lúc, Hà Nội cần có một bộ tiêu chí riêng, một bản đồ riêng về ẩm thực, để lan tỏa hơn nữa những giá trị tinh hoa của ẩm thực, du lịch và văn hóa Hà Nội đến khắp thế giới.
Món ngon ở Hà Thành
“Món ngon ở Hà Thành” của Đài Hà Nội là một series giới thiệu về đời sống ẩm thực phong phú ở Hà Nội. Thông qua những hình ảnh đẹp mắt, sắc nét, đây là sự kết hợp giữa các yếu tố văn hóa, lịch sử và tập quán của người Hà Nội; đồng thời là sợi dây kết nối hai chiều để khán giả cũng như thực khách bốn phương có những trải nghiệm mới mẻ, giúp họ hiểu thêm về con người thông qua văn hóa ẩm thực của mảnh đất nghìn năm.
Với “Món ngon ở Hà Thành”, mỗi số phát sóng là kết quả của sự dấn thân, tìm tòi và tỉ mỉ đến từ cả một đội ngũ sản xuất. Đội ngũ sản xuất chương trình đã không ngừng miệt mài đi khắp các ngõ ngách, ghi lại những hình ảnh chân thực, sống động để người xem thấy được mỗi món ăn là một câu chuyện, là một phần tâm hồn của người Hà Thành xưa và nay.
Với mong muốn trở thành cầu nối giữa khán giả và văn hóa ẩm thực Hà Nội, chương trình luôn chú trọng trình bày đầy đủ nguyên liệu, gia vị và quy trình nấu nướng. Những thông tin bổ sung về đặc tính của nguyên liệu cũng được lồng ghép khéo léo để người xem dễ dàng lựa chọn món ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Mỗi địa điểm uy tín được giới thiệu sẽ được gắn sticker chứng nhận - một dạng “tem bảo chứng” nhằm đảm bảo tính xác thực và chất lượng.
“Món ăn ở Hà Thành” không chỉ mang đến những món ngon của Hà Nội mà còn giới thiệu tinh hoa ẩm thực của nhiều vùng miền khác nhau. Nhưng với những món ăn mang đậm dấu ấn riêng biệt chỉ có ở Hà Nội, chương trình sẽ đính kèm dấu mộc đặc biệt, như một biểu tượng ghi nhận nét đặc sản không thể tìm thấy ở nơi khác.
Đặc biệt, để thuận tiện cho việc tra cứu và trải nghiệm thực tế, kết thúc mỗi tập phát sóng, chương trình đều có gắn mã QR điều hướng trực tiếp đến “Bản đồ ẩm thực” trên trang Hanoionline.vn. Đây là hệ thống thông tin trực tuyến giúp khán giả dễ dàng tìm kiếm địa chỉ, tham khảo đánh giá và lên kế hoạch khám phá các món ngon trong đời thực.
Tất cả những yếu tố này sẽ tạo nên một chương trình không chỉ thú vị mà còn đầy tính giáo dục, giúp người xem không chỉ khám phá mà còn hiểu sâu về ẩm thực Hà Nội.
Cần một hệ thống đánh giá ẩm thực thuần Việt
Bản đồ di sản ẩm thực Hà Nội được phác thảo thông qua Đề án “Phát triển và quảng bá di sản văn hóa ẩm thực quận Hoàn Kiếm phục vụ phát triển du lịch, đến năm 2025, định hướng 2030”, tạo nên một bức tranh về đời sống văn hóa nói chung, ẩm thực nói riêng của Hà Nội.
Nhận thức được văn hóa ẩm thực là tinh hoa văn hóa, là thế mạnh thu hút du khách, quận Hoàn Kiếm đã phối hợp với Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Việt Nam khảo sát, nghiên cứu, đánh giá tổng thể các nhà hàng, khách sạn và quán ăn đường phố. Từ đây, quận Hoàn Kiếm đã xây dựng bản đồ Food Tour và rất thành công trong ứng dụng app “Ẩm thực Hoàn Kiếm”. Ứng dụng này hướng dẫn du khách tự khám phá, trải nghiệm về ẩm thực Hoàn Kiếm hiệu quả, được lan tỏa và tạo hiệu ứng tốt.
Ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết: "Chúng tôi đã mất một thời gian dài để phối hợp Hội di sản Văn hóa đánh giá, lựa chọn các nhà hàng để phục vụ du khách".
Khi dùng app “Ẩm thực Hoàn Kiếm” du khách được thấy danh sách sắp xếp các nhà hàng, món ăn một cách hợp lý, phân biệt rõ ràng, dễ nhớ, dễ tìm; đồng thời tìm được món ăn, nhà hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, đa dạng với: phở, bún, cháo, cơm, lẩu, cà phê, ăn vặt, ăn đêm hoặc tìm kiếm theo danh mục nhà hàng như món ăn Âu, món ăn Á...
Anh David James, du khách Úc chia sẻ: "Tôi rất thích phở Việt Nam. Nhờ có app ẩm thực mà tôi tìm được quán phở ngon, hương vị thật đặc biệt mà không thể tìm ở đâu trên thế giới. Rất ngon, tuyệt vời".
Bản đồ "Ẩm thực Hoàn Kiếm" được thiết kế bộ nhận diện riêng với slogan "Hương vị từ ký ức". Bộ nhận diện thương hiệu có thiết kế lấy cảm hứng từ logo chính thức của quận Hoàn Kiếm, truyền đạt thông điệp hội tụ và lan tỏa, phát triển trên nền tảng các giá trị di sản, kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại.
Các quốc gia thu hút du khách bằng ẩm thực
Ẩm thực không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là công cụ hữu hiệu để thu hút du khách và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Nổi tiếng với những món ăn đường phố độc đáo, Thái Lan và Hàn Quốc đã tận dụng cơ hội này để quảng bá thương hiệu quốc gia, thu hút đông đảo du khách tới khám phá giúp tạo ra việc làm và gia tăng doanh thu về du lịch.
Du lịch là trụ cột kinh tế của Thái Lan, đóng góp lớn vào GDP. Năm 2024, nước này đón 35,54 triệu lượt khách quốc tế, tăng 26,27% so với 2023, mang về 1,67 nghìn tỷ baht (49 tỷ USD). Theo Tổng cục Du lịch Thái Lan, mỗi du khách chi tiêu trung bình 45.300 baht (1.300 USD), trong đó 20% dành cho ẩm thực.
Ngoài phong cảnh thì ẩm thực đường phố Thái Lan, với các món như pad thai, som tam và gà nướng gai yang là những thỏi nam châm thu hút du khách. Khu phố Yaowarat ở Bangkok, nổi bật với các quầy hàng sao Michelin, đã trở thành biểu tượng ẩm thực toàn cầu.
Để biến Thái Lan thành điểm đến lý tưởng cho tín đồ ẩm thực, chính phủ nước này đã triển khai các chiến lược sáng tạo như tổ chức các tua du lịch ẩm thực, các lễ hội và cuộc thi ẩm thực. Những sự kiện như lễ hội ẩm thực Thái Lan, lễ hội hương vị tuyệt vời của Thái Lan và đặc biệt là Giải vô địch Pad Kaphrao được tổ chức kể từ năm 2023 tại Bangkok đã giúp quảng bá món ăn truyền thống và dự kiến sẽ nâng chi tiêu ẩm thực của du khách từ 20% lên 25% vào năm 2027.
Bên cạnh đó các tour ẩm thực tại Bangkok, Chiang Mai, và Phuket cũng đã gia tăng 15% số lượng du khách tham gia trong 2024. Doanh thu du lịch ẩm thực tại Chiang Mai và Phuket tăng lần lượt 17,5% và 32,66% trong nửa đầu năm 2024. Nhờ những nỗ lực này, ẩm thực không chỉ thúc đẩy du lịch mà còn tạo việc làm và phát triển kinh tế địa phương, khẳng định vị thế của Thái Lan trên bản đồ du lịch thế giới.
Trong khi đó, Hàn Quốc đã biến ẩm thực (K-food) thành công cụ quảng bá văn hóa và du lịch hiệu quả, nhờ làn sóng Hallyu (K-pop, K-drama). Năm 2024, nước này đón 16,37 triệu lượt khách quốc tế, tạo doanh thu 9,26 nghìn tỷ won (8,6 tỷ USD), tăng 33,8% so với 2023. Ẩm thực chiếm 17% chi tiêu du khách trong đó kimchi, bibimbap và thịt nướng BBQ đã trở thành biểu tượng thu hút du khách.
Theo VisaNet, thị trường du lịch ẩm thực nước này dự kiến đạt 548,4 triệu USD vào 2030, tăng trưởng 19,4%/năm. Các khu chợ như Gwangjang, phố mua sắm Myeongdong với các quầy hàng đường phố và nhà hàng Michelin ở Gangnam đã trở thành những điểm thu hút hàng triệu du khách.
Hàn Quốc đã triển khai nhiều chiến lược sáng tạo để quảng bá K-food, biến ẩm thực thành công cụ ngoại giao văn hóa và du lịch. Chính phủ nước này đã tài trợ các chương trình truyền hình giới thiệu ẩm thực đường phố và truyền thống, khuyến khích tổ chức các lễ hội ẩm thực và tour du lịch ẩm thực. Các điểm đến như Sân bay Yangyang và Jeju được quảng bá với chính sách miễn thị thực, khuyến khích du khách trải nghiệm ẩm thực địa phương.
Ẩm thực đóng góp 5% GDP, hỗ trợ 1,5 triệu việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương. K-food không chỉ là cầu nối văn hóa mà còn là động lực kinh tế mạnh mẽ cho Hàn Quốc.
Hà Nội không thiếu món ngon. Điều còn thiếu là một cách để những món ăn đó được ghi nhận, xếp hạng và lan tỏa một cách bài bản, đáng tin cậy. Hà Nội cần có bộ tiêu chí đánh giá và gắn sao các nhà hàng, quán ăn có chất lượng. "Món ngon ở Hà thành" của Đài Hà Nội là bước đi đầu tiên để thực hiện điều đó. Chương trình được phát sóng hàng ngày trên sóng truyền hình các các nền tảng số của Đài Hà Nội.


Ngày càng nhiều khán giả trẻ tìm đến với nghệ thuật tuồng truyền thống. Đó là nguồn động lực mạnh mẽ nhất để những người nghệ sĩ vẫn ngày đêm hăng say tập luyện và gìn giữ môn nghệ thuật truyền thống này.
Sách dạy nấu ăn cổ ''Thế vị tân biên'' xuất bản năm 1925, có nhắc tới món cá diếc kho với những gia vị đồng quê gần gũi quen thuộc như gừng, lá giềng, muối hạt, tương bần tạo vị ngọt hậu. Cá kho chắc thịt, màu nâu vàng, dậy mùi thơm và vị đặc trưng của tương bần. Món ăn này ăn cùng rau luộc và cơm trắng rất bắt vị trong những ngày chuyển mùa nắng nóng.
Về với thiên nhiên và những điều mộc mạc, yên bình chính là cách để mỗi người tự làm mới mình sau những ngày bận rộn. Một kỳ nghỉ nhẹ nhàng nhưng cũng là những kỉ niệm khó quên.
Với nhiều người, cà phê trứng không chỉ là một món uống, mà còn là một kiểu “ăn sáng nghệ thuật” – nhẹ nhàng, đầy hương vị, đủ năng lượng để bắt đầu ngày mới trong một góc bình yên đặc trưng của đất Hà Thành.
Nhịp sống ở Hà Nội trong những ngày lễ đặc biệt của đất nước như một khoảng dừng nghỉ êm đềm xen giữa những tất bật vội vã thường ngày. Guồng quay cuộc sống có phần chậm lại, những người ở Hà Nội có thể được ngắm nhìn một Thủ đô yên bình và đậm chất thơ trong từng ngôi nhà, góc phố.
Bún thang là một trong những món đặc sản cao cấp và đắt tiền trong danh sách các món bún nổi tiếng tại Hà Nội. Đây được coi là một món quà thanh nhã và tinh tế của Thủ đô Hà Nội.
0