Chuyện kể trên phố Hồ Hoàn Kiếm

Trên phố Hồ Hoàn Kiếm - con phố ngắn nhất của Thủ đô Hà Nội, mỗi ngày đều ghi dấu biết bao kỷ niệm của một nhóm những người lính nay đã ở lứa tuổi 70-80.

Ông Phạm Quang Tiến (Hoàn Kiếm) chia sẻ: "Tháng 5/1973, khi ta kí Hiệp định Paris, tôi với anh Thịnh được cử đi duyệt binh năm đó. Cũng rất tình cờ, trong này tôi là người cầm lá cờ, một vinh dự lớn của tôi".

"Chúng tôi là các cựu chiến binh đã từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong giai đoạn đó, chúng tôi không phải những người được gọi là Bộ đội cụ Hồ, mà là bộ đội giải phóng - anh Bộ đội giải phóng miền Nam. Cái danh ấy đến bây giờ vẫn như một ngọn lửa hừng hực trong trái tim chúng tôi", ông Tiến nói.

Nhìn thấy khung cảnh hoà bình hôm nay, ông Tiến không khỏi xúc động. Đó là ước mơ của ông và các đồng đội trong những ngày còn kháng chiến khốc liệt. "Không có gì bằng tự do!", ông Tiến khẳng định.

Quán trà, cà phê của ông Minh từ bao lâu nay là điểm hẹn quen thuộc của những chiến sĩ năm nào. Vẫn minh mẫn và đi lại được, dù thế nào, họ cũng không hẹn mà gặp. Trà hay cà phê, người chủ quán đều thuộc lòng khẩu vị của mỗi người. Bởi thế, khách cứ rôm rả với câu chuyện của mình. Họ không chỉ là đồng đội mà còn là những người bạn tâm giao bên mỗi ly cà phê đậm tình nghĩa trong những buổi sáng thong thả.

Ông Ngô Văn Thìn (Hai Bà Trưng) cho biết: "Chúng tôi trước thường gặp nhau vào Chủ nhật, sau có bạn nói rằng một tuần mới gặp nhau thì dài quá, nên chúng tôi thường gặp nhau hai lần một tuần, một lần ngày thứ Năm và một lần ngày Chủ nhật. Gặp nhau uống tách cà phê, chúng tôi nhắc lại những ngày xưa sinh tử, đúng nghĩa là sinh tử có nhau".

Quán cà phê chỉ mở từ 6h đến 9h sáng, bởi vậy, cuộc gặp của những người lính già cũng chẳng thể kéo dài.

Ông Chu Thanh Dũng (Đống Đa) hồi tưởng lại vùng ký ức vừa buồn, vừa vui với những người bạn chí cốt: "Năm 70 chúng tôi là những học sinh Chu Văn An làm đơn tình nguyện tham gia vào chiến trường. Lúc bấy giờ, Tiểu đoàn chúng tôi 100% là thanh niên Hà Nội của tất cả các con phố và các huyện nội, ngoại thành. Sau khi huấn luyện xong, tất cả anh em chúng tôi vào chiến trường".

Giữa nhịp sống đổi thay từng ngày, những người lính năm xưa vẫn giữ cho nhau thói quen cũ - thói quen của tình nghĩa. Dù kể đi kể lại cũng chỉ từng ấy chuyện, nhưng chưa bao giờ họ thấy chán. Bởi với họ, đó là thứ quá khứ không bao giờ cũ...

Ở một góc phố cổ Hà Nội, câu chuyện về những người lính năm xưa vẫn tiếp tục, mỗi tuần hai lần, như một lời hẹn với quá khứ và với nhau.

Sau 9h, hình thái phố Hồ Hoàn Kiếm có sự thay đổi. Quán cà phê đã dọn, nhường chỗ cho các hoạt động kinh doanh khác. Ông Tiến trở về nhà. Những ngày này, mỗi buổi gặp gỡ các đồng đội đều để lại cho ông những xúc cảm đặc biệt. Những tấm ảnh cũ hay mới được chụp đều ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ, đáng trân trọng của mỗi người.

Ông Tiến xúc động: "Ở những thời điểm trong ngày kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, cảm xúc trong tôi trào dâng sự tự hào. Dù chỉ là người nhỏ nhoi thôi, nhưng cũng là công sức của mình, tham gia đóng góp vào niềm tự hào của dân tộc".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Những con phố Hà Nội ngập tràn sắc cờ đỏ sao vàng vẫy gọi trong gió, như một lời chào mừng nồng nhiệt, trở thành điểm đến không thể thiếu của các bạn trẻ vào dịp tháng Tư thiêng liêng.

Bên cạnh công việc thường nhật, người Hà Nội thường chọn cho mình những thú vui riêng để cân bằng cuộc sống. Và chơi gà cảnh, đặc biệt là gà tre chính là thú chơi tao nhã mà lắm công phu được nhiều người yêu thích.

Men theo những cánh đồng lúa nằm trên bãi Sa tả ngạn của sông Hoàng Giang, phía Nam thành Cổ Loa, Đông Anh, có một khu chợ trải dài hàng trăm mét. Người dân quanh vùng vẫn gọi là chợ Sa.

Sau nửa thế kỷ khoác áo lính, bà Nguyễn Thị Hiền đã chọn khởi nghiệp ở tuổi xế chiều để hiện thực hóa khát khao gìn giữ món bún ốc nguội - di sản ẩm thực Hà Thành được truyền lại từ gia đình.

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đã đem đến nhiều lợi ích cho đời sống hàng ngày. Thời gian gần đây, ở nhiều tổ dân phố, các lớp học công nghệ cho người lớn tuổi đã ra đời, nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân.

Một địa điểm kinh doanh cà phê ở quận Nam Từ Liêm đã có sáng kiến hay để giáo dục truyền thống, lan tỏa tình yêu nước cho thế hệ trẻ, hòa chung không khí kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.