Bánh tôm Hà Nội
Trên phố Lê Đại Hành - một trong những con phố sầm uất của Thủ đô, có một căn bếp được thắp lên hồng lửa bởi đôi bàn tay của ba đời nghệ nhân ẩm thực Hà thành. Với tâm huyết bảo tồn ẩm thực cổ truyền Hà Nội, đây là điểm đến quen thuộc của những người yêu mến hương vị xưa - trong số đó phải kể đến món bánh tôm, một món ăn chứa đựng biết bao nhiêu ký ức đẹp đẽ một thời của người Hà Nội.
Bánh tôm là món ăn chơi được kết hợp từ những nguyên liệu chính như: tôm tươi, hỗn hợp bột và khoai lang. Bánh tôm đúng điệu, nguyên liệu nhất định phải là tôm đồng hoặc tôm sông cỡ nhỏ - loại tôm có thịt ngọt, vỏ mỏng. Hỗn hợp bột bánh là thứ tạo nên hương vị quyết định đến độ ngon của món ăn này.
Bánh tôm là món ăn dân dã, được chế biến từ những nguyên liệu dễ tìm, đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo của người đầu bếp để tạo nên hương vị rất riêng.
Kiểm soát nhiệt độ dầu khi làm bánh tôm thực sự rất quan trọng. Người đầu bếp cần đảm bảo dầu đủ nóng để bánh giòn chín đều vừa tới mà không làm khô tôm, mất đi vị ngọt tự nhiên.
Gia vị ăn kèm gồm có nước chấm chua ngọt ớt tỏi, rau sống các loại và dưa góp được làm từ đu đủ xanh và cà rốt.
Chị Nguyễn Minh Khánh (Hoàng Mai) chia sẻ: "Ăn bánh tôm ở Hà Nội luôn gợi cho tôi nhớ về tuổi thơ, vì chỉ khi gia đình có dịp gì mới được ăn".
Thưởng thức bánh ngon nhất khi vừa vớt ra nóng giòn, nhúng vào nước chấm chua ngọt thả đu đủ xanh, cà rốt thái mỏng thêm chút vị tê của ớt cay. Đây là món ăn khá đẹp mắt bởi ăn bánh tôm thì không thể thiếu gia vị ăn kèm là món rau thơm như xà lách, tía tô, húng láng hay mùi tàu.
Những năm tháng bao cấp, các gia đình cuối tuần muốn cải thiện thường phải lên Hồ Tây mới được ăn bánh tôm. Ngày nay, bạn có thể ăn bánh tôm trên nhiều con phố của Hà Nội, chính bởi sự tâm huyết gìn giữ hương xưa vị cũ của những người nghệ nhân.


Ngày càng nhiều khán giả trẻ tìm đến với nghệ thuật tuồng truyền thống. Đó là nguồn động lực mạnh mẽ nhất để những người nghệ sĩ vẫn ngày đêm hăng say tập luyện và gìn giữ môn nghệ thuật truyền thống này.
Sách dạy nấu ăn cổ ''Thế vị tân biên'' xuất bản năm 1925, có nhắc tới món cá diếc kho với những gia vị đồng quê gần gũi quen thuộc như gừng, lá giềng, muối hạt, tương bần tạo vị ngọt hậu. Cá kho chắc thịt, màu nâu vàng, dậy mùi thơm và vị đặc trưng của tương bần. Món ăn này ăn cùng rau luộc và cơm trắng rất bắt vị trong những ngày chuyển mùa nắng nóng.
Về với thiên nhiên và những điều mộc mạc, yên bình chính là cách để mỗi người tự làm mới mình sau những ngày bận rộn. Một kỳ nghỉ nhẹ nhàng nhưng cũng là những kỉ niệm khó quên.
Với nhiều người, cà phê trứng không chỉ là một món uống, mà còn là một kiểu “ăn sáng nghệ thuật” – nhẹ nhàng, đầy hương vị, đủ năng lượng để bắt đầu ngày mới trong một góc bình yên đặc trưng của đất Hà Thành.
Nhịp sống ở Hà Nội trong những ngày lễ đặc biệt của đất nước như một khoảng dừng nghỉ êm đềm xen giữa những tất bật vội vã thường ngày. Guồng quay cuộc sống có phần chậm lại, những người ở Hà Nội có thể được ngắm nhìn một Thủ đô yên bình và đậm chất thơ trong từng ngôi nhà, góc phố.
Bún thang là một trong những món đặc sản cao cấp và đắt tiền trong danh sách các món bún nổi tiếng tại Hà Nội. Đây được coi là một món quà thanh nhã và tinh tế của Thủ đô Hà Nội.
0