Thạch đen sương sáo
Ở Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, ai cũng biết đến Thạch Hưng Hiền - một gia đình đã gắn bó với nghề làm thạch hơn 40 năm nay, bỏ mối cho hầu hết các chợ Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Thạch đen là thức quà dân dã gắn liền với ký ức của nhiều người trong những ngày hè nóng bức và cũng là nguyên liệu quen thuộc trong những món chè truyền thống, đặc biệt là chè thập cẩm.
Nguyên liệu chính để làm thạch đen là lá sương sáo, tinh bột sắn và đường phèn. Lá sương sáo là một loại thảo mộc lành tính, thường được dùng trong dân gian để thanh nhiệt, giải độc. Tinh bột sắn phải là loại được làm thủ công, ủ chua, phơi khô theo cách tự nhiên. Đường phèn làm từ nguyên liệu chính là mía, củ cải, cây cọ hoặc cây thốt nốt… được coi là tốt cho sức khỏe, sử dụng thay thế cho đường tinh luyện, dùng để tạo độ ngọt của thạch.
Để làm nên món thạch đen đạt chuẩn, nước cốt lá sương sáo cần được ninh kỹ suốt 8 đến 10 tiếng. Khi đã đủ độ đậm, người làm tiếp tục hòa tan tinh bột sắn, rồi đổ phần nước cốt vào khuấy đều. Công đoạn tỉ mỉ này chính là bí quyết tạo nên thạch đen sánh mịn, thơm mát và đầy hấp dẫn.
Thạch đen sương sáo là thức quà mát lành ngày hè, không chỉ giải nhiệt mà còn tốt cho sức khỏe. Với vị thanh nhẹ, dai mịn đặc trưng, thạch được làm từ lá cây sương sáo giàu chất chống oxy hóa, hỗ trợ tiêu hoá và thanh lọc cơ thể. Trong 100g thạch đen chứa 27 Calo. Thạch đen có tác dụng hỗ trợ làm giảm cholesterol trong máu nhưng người có thể trạng hư yếu, hệ tiêu hóa yếu không nên ăn nhiều.
Trong ký ức mùa hè, ai cũng giữ hình ảnh về tảng thạch khổng lồ to như chiếc xô bày bán đầu chợ, ngày nắng nóng cứ vơi nhanh theo tay người bán. Hay những miếng thạch đen óng trong cốc chè xanh sen mẹ nấu sau những chiều chạy chơi mải miết mồ hôi…
Hà Nội hội tụ nhiều món ngon và những miếng thạch đen dai dai sần sật không chỉ như một “liều giải nhiệt” tự nhiên mà còn là món ngon đánh thức vị giác của một thời thương nhớ.


Với hơn 50 năm gắn bó với nghề mộc, nghệ nhân Nguyễn Khắc Tiến (Chàng Sơn, Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội) đã góp phần quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển tinh hoa nghề mộc và kỹ thuật làm nhà gỗ truyền thống của quê hương.
Phở là đặc sản của người dân Hà Nội và là món ăn nước đặc trưng trong nền ẩm thực Việt. Song hành với phở nước là món phở xào. Một quán ăn đường phố xuất hiện từ năm 1998 nổi danh nhờ món phở xào với sợi phở xào khô ráo, bắp bò giòn và săn chắc, từ đó tạo nên thương hiệu phở xào Hàng Buồm.
Khi một mẻ gốm mới được đưa vào lò, đích thân ông chủ lò sẽ nhóm lửa. Một vòng lặp dỡ lò, phơi than, đổ khuôn, dỡ khuôn, tráng men, vào lò, dỡ lò… lại bắt đầu.
Không quá nhiều người biết và cũng chẳng bán phổ thông như cà pháo muối, tuy nhiên cà bát muối vẫn là một món ăn kèm quen thuộc trên mâm cơm của nhiều người Hà Nội.
Bánh mảnh cộng - thứ bánh ngát xanh màu lá, phảng phất vị cây, thể hiện sự tài khéo của người đầu bếp và là món ăn chỉ có ở Hà Nội.
Chương trình “Món ngon ở Hà Thành” do Đài Hà Nội sản xuất không chỉ là một chương trình ẩm thực đơn thuần, mà còn là sợi dây kết nối hai chiều để khán giả có những trải nghiệm mới mẻ và hiểu thêm về con người thông qua văn hóa ẩm thực của Thủ đô.
0