Thế giới tuần qua (16-22/10/2023)
Bệnh viện Gaza bị tấn công
Một vụ nổ xảy ra ở Bệnh viện Ahli Arab tại Gaza đã khiến ít nhất 200 người thiệt mạng. Trong khi đó, một số nguồn tin khác cho rằng đã có tới 500 nạn nhân tử vong trong vụ việc này. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân vụ nổ là do bị Israel không kích, ném bom hay do chính tên lửa của Hamas rơi trở lại Dải Gaza. Theo cơ quan y tế chính quyền Hamas, Bệnh viện Ahli Arab là nơi tiếp nhận hàng trăm người bị ốm và bị thương, đồng thời là địa điểm trú ẩn của hàng nghìn dân thường bị mất nhà cửa do những cuộc tấn công liên tục từ phía Israel. Tổng thống chính quyền Palestine - Mahmoud Abbas đã tuyên bố 3 ngày quốc tang để tưởng nhớ các nạn nhân thiệt mạng trong vụ nổ ở Bệnh viện Ahli Arab.
Các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine nổ ra khắp nơi trên thế giới, không chỉ giới hạn ở những quốc gia Hồi giáo hay Trung Đông mà ở cả các thành phố lớn của Mỹ và châu Âu.
Diễn đàn Vành đai và con đường
Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ ba đã diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Diễn đàn năm nay có sự tham dự của hơn 20 nguyên thủ quốc gia, trên 4.000 đại biểu từ hơn 140 quốc gia và 30 tổ chức quốc tế. Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, sau hơn một thập kỷ, sáng kiến Vành đai và Con đường BRI đã mở rộng không gian liên kết và kết nối từ lục địa Á-Âu sang châu Phi và châu Mỹ Latinh. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo và đại biểu đều đánh giá cao những thành tựu và đóng góp quan trọng của sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) trong 10 năm qua với hàng loạt dự án và chương trình hợp tác trong các lĩnh vực giao thông, năng lượng, kinh tế số, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ... Đáng chú ý, bên lề diễn đàn, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp ngắn, trong đó hai bên cam kết duy trì hợp tác chiến lược mật thiết và hiệu quả. Hội nghị Thượng đỉnh EU-Mỹ
Ngày 20/10, hội nghị thượng đỉnh EU - Mỹ đã diễn ra tại Nhà Trắng trong bối cảnh xung đột diễn ra ở Gaza và Ukraine. Đây là Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - EU lần thứ hai dưới thời Tổng thống Joe Biden, được xem là cơ hội để Mỹ và EU củng cố quan hệ Đối tác xuyên Đại Tây Dương. Tuy nhiên, báo DW của Đức dẫn lời các nhà quan sát ở Brussels cho rằng vẫn còn một số điểm bất đồng. Về vấn đề Ukraine, hai bên đồng thuận trong chính sách đối với Ukraine nhưng lại gặp khó khăn trong tiếp tục viện trợ quân sự vì các lý do khác nhau. Về vấn đề thương mại, Washington muốn EU áp dụng thuế kim loại đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, thì EU từ chối thực hiện. Hội nghị thượng đỉnh cũng không đạt được thỏa thuận nhằm giảm bớt tác động lên các nhà sản xuất châu Âu từ Đạo luật giảm lạm phát của Mỹ - đạo luật cho phép người tiêu dùng giảm thuế khi mua xe điện lắp ráp ở Bắc Mỹ.


Việc chuyển dịch dây chuyền sản xuất từ các nước khác về Mỹ không phải là điều dễ dàng. Mỹ sẽ phải vượt qua nhiều thách thức nếu muốn hiện thực hóa mục tiêu hồi sinh ngành sản xuất trong nước.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang có nhiều động thái mạnh tay với các trường đại học ở Mỹ, làm dấy lên lo ngại về việc chấm dứt vị thế lãnh đạo của Mỹ trong nghiên cứu và khoa học, đe dọa khả năng cạnh tranh toàn cầu của nước này.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang hiện hữu nhiều bất ổn nhưng Trung Quốc bước vào năm 2025 với tâm thế chủ động, tự tin và năng động. Trung Quốc vẫn duy trì đà tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tích cực và đổi mới công nghệ diễn ra mạnh mẽ – phản ánh rõ nét mô hình phát triển mang “đặc sắc Trung Quốc”.
Từng được mệnh danh là “công xưởng thế giới”, Trung Quốc nay đang chuyển mình thành cường quốc công nghệ cao.
Chỉ trong hơn 3 tháng, đã có hơn 600 ca nhiễm sởi được ghi nhận trên toàn nước Mỹ, gần gấp đôi tổng số ca của cả năm 2024.
Sự khó lường của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến chúng ta không thể nói trước được điều gì sẽ xảy ra, khi thời hạn tạm dừng áp thuế dài 90 ngày kết thúc.
0