Phân bón của Nga bắt đầu đến thị trường châu Phi

Bất chấp những lệnh trừng phạt của phương Tây, những chuyến hàng phân bón đầu tiên của Nga đã đến châu lục Đen, cụ thể là quốc gia Malawi, nơi đang thiếu phân bón nghiêm trọng cho vụ mùa tới.

Chuyến hàng phân bón đầu tiên của Nga đã rời Hà Lan, thông tin này được Liên hiệp quốc và Hải quan Hà Lan thông báo.

Phân bón của Nga chiếm khoảng 11% thị phần tại châu Phi và kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, giá phân bón tại châu lục Đen đã tăng gấp sáu lần. Theo ước tính, một số quốc gia có thể phải đối mặt với sự sụt giảm rất mạnh về sản lượng nông nghiệp và mất tới 30% vào năm 2023.

Châu Phi đang "khát" phân bón cho mùa vụ

Malawi là một trong những quốc gia cần phân bón nhất. Do hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất thấp, nông dân phải đối mặt với nhiều thách thức trong canh tác. Để cải thiện an ninh lương thực của đất nước, chính phủ Malawi chi hơn 215 triệu đô la Mỹ để trợ cấp phân bón hóa học theo Chương trình Đầu vào Giá cả phải chăng mỗi năm.

Cuộc đàm phán kéo dài

Chuyến hàng phân bón của Nga được vận chuyển bằng tàu của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP).

Quyết định thông quan lô hàng khoảng 20.000 tấn phân bón NPK được đưa ra sau khi Liên hiệp cam kết đảm bảo số hàng này được vận chuyển đến đúng địa điểm đã thỏa thuận.

Do cuộc xung đột, các chủ tàu không muốn rời cảng vì lo ngại thiếu bảo hiểm hàng hóa, cũng như các lệnh trừng phạt chống Nga. Liên hiệp quốc đã thực hiện những nỗ lực ngoại giao mạnh mẽ với tất cả các bên để đảm bảo xuất khẩu thực phẩm và phân bón thiết yếu từ Ukraine và Liên bang Nga không bị lệnh trừng phạt đang áp dụng.

Theo Liên hiệp quốc, khoảng 260.000 tấn phân bón của Nga dự trữ tại các cảng châu Âu phải được xuất khẩu để ngăn chặn thảm họa mất mùa ở châu Phi, nơi đang vào mùa gieo trồng.

Khu vực Tây Phi sẽ sớm được nhận phân bón

Là một phần của việc thực hiện thỏa thuận đã ký vào ngày 22 tháng 7 tại Istanbul để đảm bảo quyền tiếp cận không bị cản trở đối với thực phẩm và phân bón từ Ukraine và Nga, WFP đã thông báo vào giữa tháng 11 rằng họ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển 260.000 tấn phân bón của công ty Nga - Uralchem - Uralkali - đến các nước nghèo nhất ở Châu Phi. 

Chuyến hàng đầu tiên dự kiến ​​sẽ được bốc dỡ tại cảng Beira, miền trung Mozambique, trước khi được vận chuyển bằng đường bộ tới Malawi, một quốc gia không giáp biển ở miền nam châu Phi. Lô phân bón thứ hai của Nga sẽ được chuyển đến Tây Phi, nơi đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng phân bón.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Gần 100 ngày sau khi trở lại Nhà Trắng, chương trình nghị sự của ông Trump đã và đang tác động mạnh mẽ tới nước Mỹ và thế giới, từ vấn đề nhập cư, bộ máy liên bang, đến chính sách đối ngoại và thương mại quốc tế cùng nhiều vấn đề khác. Đây đều là những vấn đề có thể làm thay đổi toàn diện nước Mỹ, tác động không nhỏ đến kinh tế và địa chính trị thế giới.

Việc chuyển dịch dây chuyền sản xuất từ các nước khác về Mỹ không phải là điều dễ dàng. Mỹ sẽ phải vượt qua nhiều thách thức nếu muốn hiện thực hóa mục tiêu hồi sinh ngành sản xuất trong nước.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang có nhiều động thái mạnh tay với các trường đại học ở Mỹ, làm dấy lên lo ngại về việc chấm dứt vị thế lãnh đạo của Mỹ trong nghiên cứu và khoa học, đe dọa khả năng cạnh tranh toàn cầu của nước này.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang hiện hữu nhiều bất ổn nhưng Trung Quốc bước vào năm 2025 với tâm thế chủ động, tự tin và năng động. Trung Quốc vẫn duy trì đà tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tích cực và đổi mới công nghệ diễn ra mạnh mẽ – phản ánh rõ nét mô hình phát triển mang “đặc sắc Trung Quốc”.

Từng được mệnh danh là “công xưởng thế giới”, Trung Quốc nay đang chuyển mình thành cường quốc công nghệ cao.

Chỉ trong hơn 3 tháng, đã có hơn 600 ca nhiễm sởi được ghi nhận trên toàn nước Mỹ, gần gấp đôi tổng số ca của cả năm 2024.