Chinh phục không gian, mục tiêu lớn của Nga

Việc phóng tàu thăm dò mặt trăng Luna - 25 diễn ra vào sáng 11/8, một lần nữa khẳng định mục tiêu chinh phục không gian của Nga chưa hề bị từ bỏ.

 

Phát biểu tại sân bay vũ trụ Vostochny hồi năm ngoái, ông Vladimir Putin khẳng định “Chúng tôi được hướng dẫn bởi tham vọng của tổ tiên chúng tôi để tiến lên phía trước, bất chấp những khó khăn và nỗ lực từ bên ngoài ngăn cản chúng tôi làm điều đó”.

Mặt Trăng sẽ dần 'nóng' lên với sự hiện diện của nhiều tàu thăm dò

Lần phóng  gần đây nhất  của Liên Xô lên mặt trăng vào năm 1976, Luna-24, đã mang các mẫu đất trở lại trái đất. Liên Xô cũng đã từng phóng vệ tinh đầu tiên (Sputnik), đưa con vật đầu tiên, (chú chó Laika), người đàn ông đầu tiên (Yuri Gagarin), sau đó là người phụ nữ đầu tiên, (Valentina Tereshkova) vào quỹ đạo trái đất.

Tuy nhiên, Liên Xô đã bị Mỹ 'vượt mặt' trong cuộc đua đưa người đầu tiên lên mặt trăng, với chuyến bay của Neil Armstrong vào tháng 7/1969. Chương trình vũ trụ của Nga, vẫn chủ yếu dựa vào các công nghệ do Liên Xô thiết kế, và gặp khó khăn trong việc đổi mới.

Cái bắt tay giữa Nga và Trung Quốc về không gian

Vụ phóng này là sứ mệnh đầu tiên trong chương trình mặt trăng mới của Nga, diễn ra vào thời điểm Moscow mong muốn tăng cường hợp tác không gian với Bắc Kinh, trong bối cảnh căng thẳng toàn diện với các cường quốc vũ trụ phương Tây vì xung đột Ukraine.

Sau khi nổ ra xung đột Ukraine, cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) đã tuyên bố rằng họ sẽ không còn hợp tác với Nga trong việc phóng Luna-25, cũng như trong các sứ mệnh 26 và 27 trong tương lai.

Bất chấp việc rút lui này, Moscow đã tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục các dự án mặt trăng và thay thế thiết bị ESA bằng thiết bị khoa học do Nga sản xuất. 

Như vậy cho tới thời điểm này, cuộc chinh phục mặt trăng đang ghi nhận thêm thành viên mới, gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và dự kiến tháng 11/2024 sẽ là Mỹ.

(Nguồn: Le Point)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Gần 100 ngày sau khi trở lại Nhà Trắng, chương trình nghị sự của ông Trump đã và đang tác động mạnh mẽ tới nước Mỹ và thế giới, từ vấn đề nhập cư, bộ máy liên bang, đến chính sách đối ngoại và thương mại quốc tế cùng nhiều vấn đề khác. Đây đều là những vấn đề có thể làm thay đổi toàn diện nước Mỹ, tác động không nhỏ đến kinh tế và địa chính trị thế giới.

Việc chuyển dịch dây chuyền sản xuất từ các nước khác về Mỹ không phải là điều dễ dàng. Mỹ sẽ phải vượt qua nhiều thách thức nếu muốn hiện thực hóa mục tiêu hồi sinh ngành sản xuất trong nước.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang có nhiều động thái mạnh tay với các trường đại học ở Mỹ, làm dấy lên lo ngại về việc chấm dứt vị thế lãnh đạo của Mỹ trong nghiên cứu và khoa học, đe dọa khả năng cạnh tranh toàn cầu của nước này.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang hiện hữu nhiều bất ổn nhưng Trung Quốc bước vào năm 2025 với tâm thế chủ động, tự tin và năng động. Trung Quốc vẫn duy trì đà tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tích cực và đổi mới công nghệ diễn ra mạnh mẽ – phản ánh rõ nét mô hình phát triển mang “đặc sắc Trung Quốc”.

Từng được mệnh danh là “công xưởng thế giới”, Trung Quốc nay đang chuyển mình thành cường quốc công nghệ cao.

Chỉ trong hơn 3 tháng, đã có hơn 600 ca nhiễm sởi được ghi nhận trên toàn nước Mỹ, gần gấp đôi tổng số ca của cả năm 2024.