Dậy sớm đi chợ, niềm vui của nhiều bà nội trợ
Ngày nào cũng vậy, khi trời hửng sáng, đèn đường chưa kịp tắt, chị Phạm Thùy Anh ở phường La Khê (quận Hà Đông, Hà Nội) lại lặng lẽ ra khỏi nhà để đi chợ khi người thân còn ngủ. Theo chị Thùy Anh, tuy phải dậy sớm, đôi khi phải mặc cả, nhưng bù lại chợ vắng, chị được chọn lựa những món hàng mới, tươi, ngon và đúng ý với giá cả rẻ hơn so với chợ chiều.

Ở chợ truyền thống, người ta có thể tìm thấy tất cả mọi thứ cho nhu cầu thiết yếu, từ các loại rau, củ, thịt, cá, đến bánh kẹo, đồ khô, quần áo, giầy dép…

Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại hay chợ thương mại điện tử tiện dụng dù có phần lấn lướt, nhưng chợ truyền thống với bản sắc của mình vẫn phù hợp với nhiều người, nhiều gia đình.
Chợ truyền thống dường như đã trở thành một nét văn hóa rất riêng của Việt Nam. Cho dù tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, nhiều mô hình mua sắm hiện đại xuất hiện, không ít người vẫn gắn bó với các chợ truyền thống, vẫn thích cảm giác đi chợ kiểu cũ.


Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.
Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.
Công việc bận rộn của những người làm sự kiện, thi công sân khấu đã góp phần làm cho nhịp sống ở Thủ đô thêm phần sôi động hơn.
Những tiệm xăm nghệ thuật cũng như bao điểm làm đẹp khác, phản ánh một phần cuộc sống đô thị hiện đại. Ở đó có những câu chuyện riêng tư mà mỗi người sẽ lưu giữ theo một cách rất riêng.
Đi chợ đồ cũ đã trở thành thói quen mua sắm của nhiều người dù không phải lúc nào cũng chọn được đồ ưng ý, nhưng đó là cách họ để thư giãn và tận hưởng cảm giác khi tìm mua được món đồ yêu thích.
Giữa sự tất bật của Thủ đô, tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vẫn có những điều lặng lẽ mà đẹp đẽ trong sự tận tâm của những người thầy thuốc và tấm lòng rộng mở của những người hiến máu.
0