Đi 'chợ hai nhăm', chợ Tết trẻ em
Thôn Dục Nội (tên nôm làng Dộc) là một vùng đất cổ nằm ở phía Bắc kinh thành Cổ Loa cách trung tâm Hà Nội 25 km về phía Bắc. Dục Nội cũng là một trong những thôn có diện tích và dân số vào loại lớn nhất ở huyện Đông Anh. Chính vì vậy mà nhắc tới chợ của thôn Dục Nội hay còn gọi là chợ Dộc thì ở Đông Anh đa phần ai cũng biết, bởi một thời đó là trung tâm giao lưu cả về vật chất lẫn tinh thần. Ngày nay, dẫu không còn là trung tâm, nhưng chợ Dộc vẫn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, mà ấn tượng nhất, thú vị nhất chính là phiên chợ ngày 25 tháng Chạp hàng năm.
Chợ Dộc vốn là một chợ phiên chỉ mở chính vào ngày năm và ngày mười. Phiên chợ ngày 25 tháng Chạp là phiên chợ chính thức cuối cùng của năm. Người dân Dục Nội vẫn gọi tắt là “chợ hai nhăm” và coi đây là phiên chợ tất niên.

Phiên chợ ngày 25 tháng Chạp Âm lịch là phiên chợ duy nhất mà các bà các mẹ nội trợ thôn Dục Nội và cả các vùng lân cận không phải đi một mình bởi đây là phiên chợ của gia đình, với sự xuất hiện đông đảo của những người đàn ông và đặc biệt là các em thiếu nhi. Vì thế mà nhiều người gọi đây là phiên “chợ thiếu nhi”, "chợ trẻ em"…
"Chợ hai nhăm" mở rất sớm (khoảng 4 giờ sáng), nên ngay từ tối hôm trước, những đứa trẻ con trong gia đình đã được ông bà, bố mẹ cho tiền để ngày mai đi ra chợ vui chơi, ăn quà. Đến khoảng gần 5 giờ sáng, mặc dù trời vẫn còn tối nhưng “chợ thiếu nhi” đã đông kín người, đặc biệt là trẻ em.

Người đi chợ Tết ở Dục Nội không chỉ để mua lá dong, mua thịt, mua hành để về gói bánh chưng mà họ còn tâm niệm đã ra tới chợ Dộc thì phải ăn quà… đặc biệt là đặc sản cháo Cói.
Người làng Dộc kể, cháo Cói xưa kia là món ăn cứu tế người nghèo do một người đàn bà làng Cói làm và trở thành một món ăn phổ biến ở Việt Hùng. Đến ngày nay là một đặc sản mà chỉ Dục Nội mới có.

Cháo Cói được làm từ bột gạo nếp xay nhuyễn, do vậy, món ăn rất mịn. Cháo Cói ngày nay thường được ăn với ruốc lợn xé nhỏ. Mùi thơm và sự đặc quyện của bột gạo làng quê cộng với vị ngọt của thịt lợn và gia vị tạo nên hương vị ngọt đậm trong cổ họng gây thương nhớ đối với người đã từng thưởng thức.


Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.
Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.
Công việc bận rộn của những người làm sự kiện, thi công sân khấu đã góp phần làm cho nhịp sống ở Thủ đô thêm phần sôi động hơn.
Những tiệm xăm nghệ thuật cũng như bao điểm làm đẹp khác, phản ánh một phần cuộc sống đô thị hiện đại. Ở đó có những câu chuyện riêng tư mà mỗi người sẽ lưu giữ theo một cách rất riêng.
Đi chợ đồ cũ đã trở thành thói quen mua sắm của nhiều người dù không phải lúc nào cũng chọn được đồ ưng ý, nhưng đó là cách họ để thư giãn và tận hưởng cảm giác khi tìm mua được món đồ yêu thích.
Giữa sự tất bật của Thủ đô, tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vẫn có những điều lặng lẽ mà đẹp đẽ trong sự tận tâm của những người thầy thuốc và tấm lòng rộng mở của những người hiến máu.
0