Đan Phượng mùa ong làm tổ

Đan Phượng, vùng quê yên bình nằm bên bờ sông Hồng, nơi nhịp sống gắn liền với những cánh đồng, vườn cây và tiếng ong bay rộn ràng mỗi sớm mai. Tháng 12 là thời điểm ong làm tổ để chuẩn bị cho mùa thu hoạch cuối năm.

Cụ Nguyễn Thanh Liêm là người đã hơn 40 năm nuôi ong tại thôn Đông Khê, xã Đan Phượng. Dù đã ở tuổi 85, cụ vẫn nuôi 15 đàn ong, chăm sóc chúng như chăm sóc chính gia đình mình.

Cụ Liêm chia sẻ: "Trước đây nuôi ong dễ hơn bây giờ. Ngày xưa nhiều cây nhãn, cây vải thì ong sẽ cho ra nhiều mật. Còn bây giờ người ta thường trồng giống táo mới nên thu hoạch được ít hơn".

Qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, nghề nuôi ong tại Đan Phượng được truyền từ đời này qua đời khác, thế hệ sau tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm của thế hệ trước tiếp tục học hỏi và phát triển kiến thức của ngành ong.

Anh Trần Tuấn Minh (HTX ong Tuấn Minh) là một người nuôi ong lớn nhất vùng hiện nay, tuần khoảng đôi lần, anh lại đến thăm nom bầy ong và chia sẻ kinh nghiệm nuôi ong cùng cụ Liêm.

Trong những ngày đầu tiên nuôi ong, anh Minh đã gặp không ít khó khăn: "Những ngày đầu mình nuôi ong, đem ong lên trên rừng, lúc ấy mình chưa nắm được quy trình. Khi mà ong rừng, ong hoang dã đến, nó phá tổ ong mật của mình và nó ăn thịt ong mật của mình. Đấy là năm mà mình mất gần như cả một trại ong".

Anh Minh hiện nuôi 1.200 đàn ong. Kinh nghiệm hơn 20 năm gắn bó với công việc này đã giúp anh hiểu rõ tập tính của chúng. Để ong phát triển tốt, người nuôi phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe của đàn, che chắn, bảo vệ tổ ong khi trời mưa rét giúp chúng được an toàn, đặc biệt là những ngày lạnh giá như thời điểm hiện nay.

Những kinh nghiệm nuôi ong cứ thế được tích lũy từ đời trước rồi truyền lại cho thế hệ sau. Nghề nuôi ong giờ đây không chỉ giúp cho người nông dân kiếm thêm thu nhập mà còn góp phần làm giàu đẹp cho quê hương Đan Phượng.

Qua mùa xuân là tới mùa có thể thu hoạch mật. Mỗi giọt mật không chỉ là thành quả của ong mà còn là sự cần cù, chịu khó của người chăm sóc đàn từ những ngày đầu tiên, khi ong bắt đầu làm tổ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Với nhiều người, cà phê trứng không chỉ là một món uống, mà còn là một kiểu “ăn sáng nghệ thuật” – nhẹ nhàng, đầy hương vị, đủ năng lượng để bắt đầu ngày mới trong một góc bình yên đặc trưng của đất Hà Thành.

Nhịp sống ở Hà Nội trong những ngày lễ đặc biệt của đất nước như một khoảng dừng nghỉ êm đềm xen giữa những tất bật vội vã thường ngày. Guồng quay cuộc sống có phần chậm lại, những người ở Hà Nội có thể được ngắm nhìn một Thủ đô yên bình và đậm chất thơ trong từng ngôi nhà, góc phố.

Bún thang là một trong những món đặc sản cao cấp và đắt tiền trong danh sách các món bún nổi tiếng tại Hà Nội. Đây được coi là một món quà thanh nhã và tinh tế của Thủ đô Hà Nội.

Từ những sợi tre, mây mềm mại, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung (xã Phú Vinh, Chương Mỹ, Hà Nội) đã dệt nên những bức ảnh chân dung Bác Hồ bằng đôi bàn tay khéo léo và lòng tôn kính của mình.

Lễ thượng cờ tại Quảng trường Ba Đình đã trở thành một nghi lễ thiêng liêng. Đây cũng là thời khắc đầy xúc động mà nhiều người dân Thủ đô và du khách luôn mong chờ.

Trên phố Hồ Hoàn Kiếm - con phố ngắn nhất của Thủ đô Hà Nội, mỗi ngày đều ghi dấu biết bao kỷ niệm của một nhóm những người lính nay đã ở lứa tuổi 70-80.