Xin chữ đầu năm, nét đẹp văn hóa của người Việt
Trong quan niệm của người Việt, đầu năm là thời điểm bắt đầu một hành trình, thay đổi mới. Chính vì thế, ai ai cũng mong muốn bản thân, gia đình có được những điều tốt đẹp, khởi sắc hơn. Tục xin chữ - cho chữ, có lẽ bắt nguồn từ những người hiếu học, trân trọng nét chữ đẹp, nên ngày xuân xin về, như xin một thứ phúc lộc may mắn, giỏi giang.
Cứ mỗi độ xuân về, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám thường nhộn nhịp người tới tham quan, thắp hương cầu tài, cầu đỗ đạt, cầu công danh sự nghiệp và một việc làm không thể thiếu khi đến đây là xin chữ đầu năm. Mỗi người xin chữ theo mong muốn của mình nhưng tâm lý chung là cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng, bình an, mạnh khỏe.

Hình ảnh những ông đồ mặc áo dài, đội khăn đóng, bày “mực tàu giấy đỏ” trong không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở nên quen thuộc với người dân Hà Nội vào mỗi dịp đầu xuân mới. Tại đây, những ông đồ không chỉ cho chữ mà còn giới thiệu ý nghĩa của từng chữ cho người xin chữ để họ có thể hiểu được hết những ý nghĩa sâu sắc của từng chữ, qua đó thấu hiểu thêm về một nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Nhà thư pháp Ngọc Đình đã gắn bó với việc cho chữ ở khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám chừng 10 năm nay chia sẻ, vào đầu năm, ai cũng mong ước một năm mới tốt đẹp, bình an, do vậy, người đi xin chữ thường xin các chữ “Phúc”, “Lộc”, “An” cầu mong hạnh phúc, tài lộc và bình yên cho gia đình con cháu.

Trong những ngày đầu năm mới Giáp Thìn, đã có hàng nghìn người tới Văn Miếu xin chữ, trong đó, có không ít du khách người nước ngoài tới tham quan và tìm hiểu về tục xin chữ đầu năm của người Việt.
"Lần đầu tiên tôi đến Việt Nam tôi đã đến thăm Văn Miếu. Thật sự tôi rất ấn tượng. Khi đến đây tôi có được sự kết nối: có một số điểm tương đồng với văn hóa của nước tôi. Đối với chúng tôi khi chúc nhau tết thì chỉ có “Happy New Year…". Chữ thư pháp ở đây có rất nhiều từ đẹp vậy nên tôi dẫn bạn tôi đến đây để trải nghiệm xin chữ và cho chữ ở Việt Nam vào ngày Tết như thế nào. Tôi thích nét chữ uốn lượn trên giấy vàng, giấy đỏ dù không hiểu ý nghĩa hai loại giấy này. Điều tôi mong nhất là bình an và may mắn" - ông Cindea Gigi, một du khách Rumani chia sẻ.

Xin chữ đầu năm từ xa xưa đến nay thể hiện truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, đồng thời cũng là một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của các thế hệ người dân Việt mỗi dịp Tết đến xuân về. Những câu đối, câu chúc bằng mực tàu trên giấy đỏ, giấy vàng là những món quà tinh thần để đón chào năm mới, biểu thị cho những ước vọng đầu Xuân.


Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.
Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.
Công việc bận rộn của những người làm sự kiện, thi công sân khấu đã góp phần làm cho nhịp sống ở Thủ đô thêm phần sôi động hơn.
Những tiệm xăm nghệ thuật cũng như bao điểm làm đẹp khác, phản ánh một phần cuộc sống đô thị hiện đại. Ở đó có những câu chuyện riêng tư mà mỗi người sẽ lưu giữ theo một cách rất riêng.
Đi chợ đồ cũ đã trở thành thói quen mua sắm của nhiều người dù không phải lúc nào cũng chọn được đồ ưng ý, nhưng đó là cách họ để thư giãn và tận hưởng cảm giác khi tìm mua được món đồ yêu thích.
Giữa sự tất bật của Thủ đô, tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vẫn có những điều lặng lẽ mà đẹp đẽ trong sự tận tâm của những người thầy thuốc và tấm lòng rộng mở của những người hiến máu.
0