Vựa lá dong lớn nhất Hà thành vào vụ Tết

Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30km, thôn Tràng Cát, xã Kim An, huyện Thanh Oai, Hà Nội từ lâu nổi tiếng với nghề trồng lá dong. Nơi đây còn được xem là vựa lá dong lớn nhất nhì miền Bắc và được mệnh danh là nơi trồng “ngọc xanh” của đất trời. Mỗi dịp Tết Nguyên đán hàng năm, làng lá dong Tràng Cát lại tất bật thu hoạch lá dong phục vụ nhu cầu gói bánh chưng ngày Tết.

Những ngày cuối năm lá dong phủ kín vườn, mướt xanh cả một vùng mơn mởn. Bức tranh về một vùng quê trù phú hiện ra vẹn nguyên với nét chân phương đậm chất của một ngôi làng Bắc Bộ.

Chẳng biết từ bao giờ, lá dong Tràng Cát đã trở thành thương hiệu, là niềm tự hào của người dân nơi đây suốt đời này qua đời khác. Tới nay, lá Dong của Tràng Cát được xuất bán khắp các tỉnh, thành phố và nhiều quốc gia trên thế giới. Dẫu không phải nguồn thu nhập chính nhưng lá dong dường như đã trở thành “linh hồn” của đất và người Tràng Cát.

Lá dong Tràng Cát đã trở thành thương hiệu, là niềm tự hào của người dân nơi đây suốt đời này qua đời khác.

Gia đình ông Nguyễn Kim Nhàn là một trong những hộ trồng lá dong lớn nhất ở Tràng Cát. Vườn lá dong của ông năm nào cận Tết cũng tất bật không hết việc.

Khác với trồng lúa, trồng màu, trồng lá dong không yêu cầu nông dân phải một nắng hai sương. Chỉ cần tưới nước, bón phân, làm cỏ, cắt lá sâu định kỳ thì cây sẽ đẹp và tươi tốt, ươm một lần có thể cho thu hoạch vài năm - ông Nhàn cho biết.

Đã có thời kỳ, nhiều hộ dân phá vườn dong chuyển sang trồng cam nhưng mấy năm trở lại đây, cây cam thoái hóa cho năng suất thấp, sâu bệnh hại nhiều, tốn công chăm sóc, người dân "quay lại" với lá dong và nhận thấy cây dong phù hợp chất đất và cho thu nhập ổn định hơn cả mà không tốn nhiều công chăm bón, có thể thu hoạch quanh năm. Chỉ cần tưới nước, bón phân, làm cỏ, cắt lá sâu định kỳ thì cây sẽ đẹp và tươi tốt, ươm một lần có thể cho thu hoạch vài năm.

Lá dong Tràng Cát được ưa chuộng bởi giống lá dong nếp, tàu lá dẻo mềm, dùng gói bánh chưng khi luộc lên cho màu xanh rờn, đẹp mắt và hương vị đặc trưng.

Theo ông Nhàn, lịch sử làng Tràng Cát đến nay đã được gần 600 năm người dân trồng lá dong để phục vụ bà con gói bánh chưng Tết. Tràng Cát nằm trong vùng bãi bồi của sông Đáy, nơi đây có mạch nước ngầm tinh khiết chảy qua nên lá dong Tràng Cát vừa to, vừa đẹp, cây lại xanh mướt. Lá dong Tràng Cát được ưa chuộng bởi giống lá dong nếp, tàu lá dẻo mềm, dùng gói bánh chưng khi luộc lên cho màu xanh rờn, đẹp mắt và hương vị đặc trưng. Những địa phương khác xin giống về trồng nhưng lá nhỏ hơn, dài hơn, xanh đen hoặc cây dong không phát triển.

Ngoài gói bánh chưng, lá dong Tràng Cát còn được dùng gói bánh dày, làm giò, gói quà, gói xôi, vừa dễ gói hơn các loại lá khác, không rách, không làm biến mùi của từng loại bánh, lại đảm bảo an toàn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường, khác hẳn với các loại túi nilong trước đây nhiều người bán hàng vẫn dùng để gói cho khách. Vì thế, không chỉ dịp Tết, lá dong Tràng Cát thịnh hành và đắt khách quanh năm, song để gói bánh chưng Tết thì vẫn cần chọn từ những lá đẹp nhất.

Lá dong Tràng Cát thịnh hành và đắt khách quanh năm, song để gói bánh chưng Tết thì vẫn cần chọn từ những lá đẹp nhất

Giờ đây, chẳng còn nhiều gia đình giữ được nếp gói bánh chưng vào những ngày cận Tết như xưa nữa. Do nhịp sống bận rộn, người ta thường đặt mua từ các chợ, các hộ chuyên bán buôn các loại bánh. Ít còn thấy lá dong bày bán la liệt tại các phiên chợ Tết như thời cách đây chừng chục năm trước. Tuy thế, dù bất kể nhà bán buôn hay gia đình còn lưu nếp cũ, mỗi lần gói bánh đều chọn bằng được những tàu lá dong Tràng Cát vừa dẻo, vừa mềm, mang đến lớp áo xanh đẹp mượt mà, bắt mắt cho những chiếc bánh đậm hương vị Việt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.

Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.

Công việc bận rộn của những người làm sự kiện, thi công sân khấu đã góp phần làm cho nhịp sống ở Thủ đô thêm phần sôi động hơn.

Những tiệm xăm nghệ thuật cũng như bao điểm làm đẹp khác, phản ánh một phần cuộc sống đô thị hiện đại. Ở đó có những câu chuyện riêng tư mà mỗi người sẽ lưu giữ theo một cách rất riêng.

Đi chợ đồ cũ đã trở thành thói quen mua sắm của nhiều người dù không phải lúc nào cũng chọn được đồ ưng ý, nhưng đó là cách họ để thư giãn và tận hưởng cảm giác khi tìm mua được món đồ yêu thích.

Giữa sự tất bật của Thủ đô, tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vẫn có những điều lặng lẽ mà đẹp đẽ trong sự tận tâm của những người thầy thuốc và tấm lòng rộng mở của những người hiến máu.