Nữ họa sĩ biến vải vụn thành tranh

Từ những mảnh vải vụn được sưu tầm về, cùng với sự sáng tạo, bàn tay khéo léo của nữ họa sĩ Thanh Thục, những tác phẩm nghệ thuật đầy sức sống đã ra đời.

Theo đuổi đam mê hội họa từ khi tuổi con đôi mươi, họa sĩ Thanh Thục đã can đảm lựa chọn cho mình một lối đi riêng biệt, đó chính là hòa mình vào những sắc vải.

Với sự khéo léo và tâm huyết, nữ họa sĩ Thanh Thục đã biến những mảnh vải vụn tưởng chừng như vô giá trị thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, đầy màu sắc và sống động. Những tác phẩm của bà không chỉ là những bức tranh vải đơn thuần mà là những câu chuyện, những cảm xúc được thêu dệt bằng sự tinh tế và tình yêu nghệ thuật.

Hình ảnh thân thuộc của Hà Nội như Nhà thờ Lớn, đường Cổ Ngư, Ô Quan Chưởng... đã được tái hiện trong các bức tranh của nữ họa sĩ tài ba. Tranh của bà được đặt những cái tên mang âm hưởng của những câu thơ, câu hát quen thuộc: “Hà Nội linh thiêng hào hoa”, “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội”, “Một thời đạn bom, một thời hòa bình”… Rất nhiều tác phẩm của bà ra đời từ nỗi nhớ nhung, từ niềm thương mến và hoài cảm về Hà Nội .

Qua từng mảnh vải, họa sĩ Thanh Thục đã chứng minh rằng, trong nghệ thuật, không có gì là không thể và cái đẹp luôn có thể được tìm thấy ở những điều tưởng như bình thường nhất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Ở Hà Nội có những con phố cổ tồn tại hàng trăm năm. Đó không chỉ là nơi đi lại, là nơi buôn bán, mà còn trở thành một phần máu thịt của người Hà Nội. Những con phố ấy chở nặng nhịp sống bình dị, cần mẫn và những ký ức thầm thì cùng tháng năm…

Ẩm thực Hà Nội cần một hệ thống đánh giá, xếp hạng chính thống do chính người Hà Nội xây dựng, để tôn vinh giá trị thật, bảo vệ di sản ẩm thực và dẫn dắt 'gu' thưởng thức đúng đắn.

Bánh tôm là món ăn dân dã, được chế biến từ những nguyên liệu dễ tìm, đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo của người đầu bếp để tạo nên hương vị rất riêng.

Giữa muôn vàn món ngon của ẩm thực Hà Nội, bún ốc nóng vẫn giữ cho mình một vị trí rất riêng: dân dã nhưng đầy tinh tế, giản dị mà khó quên.

Chơi cờ tướng đã trở thành niềm vui của nhiều người cao tuổi ở Hà Nội. Mỗi ngày, từ sáng đến chiều muộn, bên những gốc cây ven hồ, ghế đá công viên, hay trong các sân tập thể,... đã trở thành điểm hẹn của nhiều người yêu thích cờ tướng.

Ngày càng nhiều khán giả trẻ tìm đến với nghệ thuật tuồng truyền thống. Đó là nguồn động lực mạnh mẽ nhất để những người nghệ sĩ vẫn ngày đêm hăng say tập luyện và gìn giữ môn nghệ thuật truyền thống này.