Ẩm thực 'gánh', nét đẹp văn hóa riêng của người Hà Nội

Nhắc đến gánh hàng rong Hà Nội, sẽ chẳng thể nào bỏ qua được văn hóa “ẩm thực gánh” với những thức quà vặt được người bán cần mẫn gánh gồng đi khắp chốn.

Những quán ăn di động với đầy đủ bếp núc, bát đũa nồi niêu và nguyên liệu thực phẩm phục vụ thực khách từ bữa sáng, bữa xế, thức quà ăn chơi ăn vặt… đều có cả trên đôi quang gánh.

Những thức quà vặt được người bán cần mẫn gánh gồng đi khắp chốn.

Điểm ưu việt mà quán ăn trên đôi quang gánh chính là sự tiện lợi. Thực khách chỉ cần ngồi nhà, gọi với theo một gánh hàng rong vừa lướt qua, là ngay lập tức được phục vụ đồ ăn mà không cần phải đi đâu.

Thực khách chỉ cần gọi với theo một gánh hàng rong vừa lướt qua, là ngay lập tức được phục vụ đồ ăn.

Không ai biết chính xác hàng rong có từ bao giờ, chỉ biết là đã tồn tại rất lâu, hàng rong ra đời như một “kênh” phân phối thứ yếu của những khu chợ truyền thống. Do chợ ngày xưa chỉ họp theo phiên nên những ngày không họp chợ, tiểu thương phải gánh đi rong. Còn có lý do khác cho sự ra đời của hàng rong, đó là người bán hàng rong chủ yếu là người nghèo, không có tiền để trả phí ngồi trong chợ…

Đã nhiều thế kỷ trôi qua nhưng những gánh hàng rong vẫn lặng lẽ bên lề, âm thầm tồn tại như gìn giữ một nét đẹp văn hóa riêng của người Hà Nội.
Gánh hàng rong ít khi dừng lại bên đường, cứ thong dong qua các con phố lớn, nơi tụ tập đông người, thi thoảng mới dừng lại nghỉ chân và bán hàng.

Với đôi quang gánh trên vai, những người bán rong lang thang trên các đường phố rao bán đủ các loại hàng mà người mua cần đến.
Hơn cả một thức quà, điều người ta yêu ở những gánh hàng rong chính là sự thân thuộc và yên bình dung dị.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.

Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.

Công việc bận rộn của những người làm sự kiện, thi công sân khấu đã góp phần làm cho nhịp sống ở Thủ đô thêm phần sôi động hơn.

Những tiệm xăm nghệ thuật cũng như bao điểm làm đẹp khác, phản ánh một phần cuộc sống đô thị hiện đại. Ở đó có những câu chuyện riêng tư mà mỗi người sẽ lưu giữ theo một cách rất riêng.

Đi chợ đồ cũ đã trở thành thói quen mua sắm của nhiều người dù không phải lúc nào cũng chọn được đồ ưng ý, nhưng đó là cách họ để thư giãn và tận hưởng cảm giác khi tìm mua được món đồ yêu thích.

Giữa sự tất bật của Thủ đô, tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vẫn có những điều lặng lẽ mà đẹp đẽ trong sự tận tâm của những người thầy thuốc và tấm lòng rộng mở của những người hiến máu.