Nhịp sống ở phố Hàng Bạc

Ở Hà Nội có những con phố cổ tồn tại hàng trăm năm. Đó không chỉ là nơi đi lại, là nơi buôn bán, mà còn trở thành một phần máu thịt của người Hà Nội. Những con phố ấy chở nặng nhịp sống bình dị, cần mẫn và những ký ức thầm thì cùng tháng năm…

Đằng sau vẻ náo nhiệt ngoài mặt phố, sâu trong những ngõ nhỏ của phố Hàng Bạc, nhịp sống suốt hơn nửa thiên niên kỷ qua vẫn trôi đi mỗi ngày bởi sự cần cù và khéo léo của những người thợ làm nghề truyền thống.

Ở phố Hàng Bạc, không phải ai cũng còn giữ lại nghề kim hoàn. Người đã chuyển đi nơi khác, người đã cho thuê. Thế nhưng ông Nguyễn Xuân Hùng, bà Lâm Thùy Duyên thì không. Họ vẫn nhất quyết bám trụ lấy nơi này, ngày ngày làm công việc mà họ luôn yêu thích suốt hàng chục năm qua.

Bà Duyên chia sẻ: "Nếu bảo ngồi một góc như bây giờ thì chắc cũng phải buồn thôi. Nhưng bao năm qua tôi vẫn quyết định ở đây, mọi người đây cũng rất vui. Nhà mình ngồi đây bán hàng, mình cảm thấy nhớ phố phường."

Giữ nghề trong thời cuộc nhiều đổi thay không phải lúc nào cũng dễ dàng. Có những người chọn lặng lẽ lưu giữ ký ức. Có những người lại chọn cách tiếp nối và làm mới nghề truyền thống. Tiếp nối mạch nghề không chỉ bằng đôi tay, mà còn bằng cách gìn giữ tinh thần phố nghề. Dẫu phố có thay đổi, vẫn có những điều chưa từng phai nhạt trong lòng những người con phố cổ. Đó là niềm trân trọng dành cho tổ tiên, nguồn cội. Vậy nên mỗi tháng, những người kinh doanh trên phố kim hoàn đều ra đình Kim Ngân - nơi thờ Tổ nghề kim hoàn, như một cách nhắc nhở bản thân về nguốn gốc của nghề truyền truyền thống.

Chiều xuống, Hàng Bạc khoác lên mình sự hối hả quen thuộc. Người dân Hà Nội, du khách tứ phương, gánh hàng rong, tiếng xe cộ - tất cả hòa vào nhau như nhịp thở không ngừng nghỉ của một con phố mang trên mình những lớp ký ức chồng lên năm tháng.

Ngày mai, phố Hàng Bạc lại tiếp tục hơi thở mới...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khi một mẻ gốm mới được đưa vào lò, đích thân ông chủ lò sẽ nhóm lửa. Một vòng lặp dỡ lò, phơi than, đổ khuôn, dỡ khuôn, tráng men, vào lò, dỡ lò… lại bắt đầu.

Không quá nhiều người biết và cũng chẳng bán phổ thông như cà pháo muối, tuy nhiên cà bát muối vẫn là một món ăn kèm quen thuộc trên mâm cơm của nhiều người Hà Nội.

Bánh mảnh cộng - thứ bánh ngát xanh màu lá, phảng phất vị cây, thể hiện sự tài khéo của người đầu bếp và là món ăn chỉ có ở Hà Nội.

Chương trình “Món ngon ở Hà Thành” do Đài Hà Nội sản xuất không chỉ là một chương trình ẩm thực đơn thuần, mà còn là sợi dây kết nối hai chiều để khán giả có những trải nghiệm mới mẻ và hiểu thêm về con người thông qua văn hóa ẩm thực của Thủ đô.

Ở Hà Nội có những con phố cổ tồn tại hàng trăm năm. Đó không chỉ là nơi đi lại, là nơi buôn bán, mà còn trở thành một phần máu thịt của người Hà Nội. Những con phố ấy chở nặng nhịp sống bình dị, cần mẫn và những ký ức thầm thì cùng tháng năm…

Ẩm thực Hà Nội cần một hệ thống đánh giá, xếp hạng chính thống do chính người Hà Nội xây dựng, để tôn vinh giá trị thật, bảo vệ di sản ẩm thực và dẫn dắt 'gu' thưởng thức đúng đắn.