8,5 triệu thành 8,8 tỷ và việc Eximbank im lặng 11 năm | Hà Nội tin mỗi chiều

Vụ việc khách hàng bị món nợ thẻ tín dụng Eximbank 8,5 triệu đồng từ năm 2013 đến nay đã thành nợ xấu hơn 8,8 tỷ đồng khiến nhiều khách hàng cảm thấy lo lắng khi sử dụng các dịch vụ tài chính. Đồng thời đặt ra yêu cầu về việc nâng cao hiểu biết và kĩ năng tài chính của người dân trong sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Một khách hàng ở Quảng Ninh khi vay một khoản 8,5 triệu đồng tín dụng tiêu dùng từ một chi nhánh ngân hàng Eximbank, sau 11 năm biến thành khoản nợ 8,8 tỷ. Chưa bàn tới việc khách hàng và ngân hàng ai đúng ai sai, vụ việc này đã khiến nhiều khách hàng của ngân hàng cảm thấy lo lắng khi sử dụng các dịch vụ tài chính. Đồng thời đặt ra yêu cầu về việc nâng cao hiểu biết và kĩ năng tài chính của người dân trong sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Theo nhiều chuyên gia tài chính, ngân hàng để nợ thẻ từ 8 triệu thành gần 9 tỷ đồng và im lặng suốt 11 năm, không cảnh báo, không làm việc trực tiếp hoặc bằng cách nào đó ngăn khách hàng phải chịu lãi. 8 triệu chưa phải là chuyện lớn nhưng 8 tỷ không còn là chuyện nhỏ. Một ngân hàng có thương hiệu thì không thể hành xử với khách hàng như vậy, vì nó liên quan đến trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh. Khách hàng có muôn vàn lý do để không biết đến món nợ của mình (không nhận được thông báo; nhân viên tự ý làm thẻ; một vài thay đổi chưa cập nhật hoặc…ngân hàng cố tình không báo). Còn ngân hàng nên tìm mọi cách liên lạc với khách hàng để cảnh báo món nợ khủng. Vậy Eximbank đã làm gì và trách nhiệm của họ với khách hàng ở đâu ? Ngoài vị khách này, sẽ còn bao nhiêu trường hợp tương tự?

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ninh đang yêu cầu Eximbank báo cáo sự việc liên quan thẻ tín dụng. Ảnh: Tiến Thắng

Mức dư nợ 8,8 tỷ đồng sau 11 năm, gấp hàng nghìn lần cách tính thông thường mà nhiều ngân hàng áp dụng. Chuyên gia tài chính ngân hàng, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu (Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển thị trường tài chính và Bất động sản Toàn Cầu) khẳng định, vụ việc để kéo dài 11 năm và hai bên không đi đến thỏa thuận là điều đáng quan tâm và ngân hàng để thời gian kéo quá dài là không đúng. Ông Hiếu tỏ ra rất ngạc nhiên với số tiền nợ từ 8 triệu lên gần 9 tỷ đồng trong vòng chỉ hơn 10 năm từ thẻ tín dụng. Ngay cả khi tính lãi kép, tức là lãi mẹ đẻ lãi con cộng cả lãi phạt, không thấy cách tính nào có thể lên đến số tiền “khủng” như vậy. Theo ông Hiếu, với những món nợ sau khoảng 90 ngày mà khách hàng không trả nợ thì ngân hàng đã phải ngưng hạch toán lãi. Trong khi Eximbank lại vẫn tính lãi. Không hiểu ngân hàng làm như vậy có đúng luật hay không?

Về quy trình thu hồi nợ, TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết, ngân hàng cho vay tín dụng sẽ thông báo thường xuyên cho khách hàng về việc trả nợ, trong đó có gốc và lãi suất. Những người tiêu dùng qua thẻ tín dụng phải trả gốc và lãi trong thời gian từ 12 – 24 tháng. Trong khoảng thời gian này, mỗi tháng ngân hàng có trách nhiệm thông báo cho chủ thẻ về số tiền phải trả tính đến thời điểm phát đi thông báo. Sau khoảng 10 ngày phát đi thông báo mà khách hàng không trả lời hay có động thái hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng gửi thư yêu cầu trả nợ và cho khách hàng trong một thời hạn nhất định (thường là 30 ngày) để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Nếu không hoàn thành nghĩa vụ, ngân hàng sẽ tiến hành thanh lý tài sản đảm bảo (với gói vay thế chấp) hoặc tiến hành khởi kiện khách hàng (nếu gói vay tín chấp). Nếu ngân hàng không tiến hành các bước thu hồi nợ trong thời hạn cho phép khách hàng thực hiện nghĩa vụ của mình, đây là thiếu sót của ngân hàng.

Trong trường hợp hai bên không có tiếng nói chung, nên có trung gian hòa giải và cả hai bên phải đảm bảo cam kết quyết định của trọng tài. Tuy nhiên, sự việc đã kéo dài 12 năm, chuyên gia tài chính ngân hàng khẳng định ngân hàng để thời gian kéo quá dài là không đúng.

Về phía khách hàng, để đảm bảo quyền lợi cho mình, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, khách hàng nên viết thư cho ngân hàng xác nhận phủ nhận những giao dịch, chữ ký liên quan đến khoản tiền đã sử dụng. Lúc này, ngân hàng phải trả lời cho khách hàng biết phía ngân hàng có chấp nhận những phủ nhận của khách hàng hay không và sẽ làm những bước tiếp theo như thế nào. Ngân hàng có quyền đưa sự việc ra tòa nếu ngân hàng đúng. Khách hàng cũng có quyền kiện ngược lại ngân hàng nếu ngân hàng gian dối, không trung thực. Tuy nhiên, khách hàng phải chứng minh được những thiệt hại từ khoản nợ và cách làm của ngân hàng gây ra. Sự thiệt hại này được định lượng để tòa án có cơ sở đưa ra tòa./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đông lạnh và trái cây nhập khẩu.

Giữa bối cảnh giáo dục đại học đang chuyển mình để thích ứng với yêu cầu của thời đại số, một đề xuất đáng chú ý vừa được đưa ra: thành lập liên minh đổi mới sáng tạo các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.

Hà Nội đang hướng tới một cột mốc rất đáng tự hào: trở thành Thành phố sáng tạo của UNESCO vào năm 2025. Một tầm nhìn lớn - đòi hỏi nỗ lực không nhỏ, nhưng cũng là cơ hội để Hà Nội khẳng định vị thế của một đô thị năng động, sáng tạo, vừa hiện đại, vừa truyền thống giữa lòng châu Á.

UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các đơn vị liên quan tăng tốc tiến độ cải tạo, nạo vét, xử lý ô nhiễm và kiến tạo không gian đô thị hiện đại dọc tuyến sông Tô Lịch, không để cơ hội hồi sinh bị lỡ nhịp.

377 chung cư mini, 30.648 nhà trọ, hơn 19.100 nhà ở kết hợp kinh doanh ở Hà Nội vẫn chưa thực hiện khắc phục đầy đủ các giải pháp an toàn phòng cháy chữa cháy theo tài liệu kỹ thuật hướng dẫn của UBND thành phố.

Tại Hà Nội, việc khởi sự kinh doanh giờ đây trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết nhờ mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí do Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng – đơn vị trực thuộc Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội triển khai.