Đoàn tàu Thống Nhất chạy đúng dịp 30/4 có gì đặc biệt? | Hà Nội tin mỗi chiều
Ngày 31/12/1976, trời Hà Nội se lạnh, ga Hàng Cỏ khi ấy tưng bừng như một ngày hội. Người người đổ về đứng kín sân ga, mang theo cờ, hoa, tiếng cười, và cả niềm xúc động dâng trào. Bởi đúng ngày hôm đó, chuyến tàu Thống Nhất đầu tiên sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng bắt đầu hành trình từ Hà Nội đi Sài Gòn – song song với một đoàn tàu khác cũng khởi hành từ TP.HCM.
Sau gần 80 giờ lăn bánh, ngày 4/1/1977, cả hai con tàu đã tới đích, hoàn thành sứ mệnh khai thông tuyến đường sắt Bắc - Nam đầu tiên sau ngày nước nhà chia cắt, trở thành một thời khắc lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Đó không chỉ là đoàn tàu chở hành khách. Nó chở theo những cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc, giờ trở về trong hoà bình. Nó chở những người từng cầm cuốc làm đường ray trong chiến tranh, giờ lại lên tàu đi xuyên Việt. Và quan trọng nhất: nó chở theo niềm tự hào của một đất nước vừa liền lại một dải.
Kể từ đó, cái tên "Tàu Thống Nhất" không chỉ là một ký hiệu đường sắt – mà là biểu tượng sống của hoà bình, kết nối, đoàn tụ và hồi sinh.
Dịp 30/4 năm nay, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lần đầu cho lăn bánh hai đoàn tàu Thống Nhất mang thiết kế mới hoàn toàn, xuất phát từ Hà Nội và TP.HCM, gặp nhau tại thành phố Đà Nẵng – như một cách gợi lại hình ảnh năm xưa, nhưng bằng một diện mạo rất mới.
Hành trình của đoàn tàu Thống Nhất lần này nhằm mục đích tri ân các thế hệ cha anh đã đổ mồ hôi và xương máu để giành lại độc lập cho đất nước. Trong số 800 hành khách trên đoàn tàu này có rất nhiều cựu chiến binh và gia đình có công với cách mạng.
Tối 29/4, một đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội lúc 20h55, một đoàn tàu xuất phát từ ga Sài Gòn lúc 19h. Đúng 12h40 ngày 30/4 , hai đoàn tàu sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng.
Việc chọn Đà Nẵng làm điểm gặp gỡ mang tính biểu tượng đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, thành phố Đà Nẵng đại diện cho miền Trung, vị trí gần vĩ tuyến 17 (Quảng Trị) - nơi chia cắt hai miền Nam Bắc trong quá khứ. Hiện tại, thành phố Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương; trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội lớn của miền Trung và là hạt nhân quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, của cả nước. Do đó, việc hai đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau ở Đà Nẵng mang ý nghĩa về sự kết nối hai miền Nam - Bắc và thể hiện ý chí vươn mình phát triển của đất nước.
Khoảnh khắc hội ngộ của hai đoàn tàu từ hai đầu Nam - Bắc tại miền Trung mang thông điệp về sự thống nhất, đoàn kết dân tộc, tri ân quá khứ và hướng tới tương lai, đặc biệt là khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tất nhiên, ở chuyến tàu đặc biệt này, thiết kế cũng có sự thay đổi để đem đến trải nghiệm hấp dẫn cho người dân.
Thân tàu được trang trí bằng sắc đỏ – vàng, in hình đất nước liền một dải và các biểu tượng văn hóa từ Bắc đến Nam. Mỗi toa tàu như một “bức tranh chuyển động” mang đậm bản sắc dân tộc. Bên trong, không gian được làm mới: ghế ngồi bọc nỉ, giường nằm riêng tư, đèn đọc sách, ổ điện, nhà vệ sinh sạch sẽ, ánh sáng dịu mắt. Đặc biệt, có cả toa hàng trưng bày đặc sản địa phương – nơi hành khách có thể thưởng thức hương vị các vùng miền ngay trên hành trình.
Lần đổi mới này không chỉ là thay “áo” cho con tàu – mà là thay đổi tư duy. Ngành đường sắt hiểu rằng: không thể cạnh tranh bằng tốc độ, nhưng hoàn toàn có thể đi sâu bằng cảm xúc, trải nghiệm và văn hóa qua những sự kiện lớn của đất nước ta.
Có thể nói rằng, chuyến tàu Thống Nhất đặc biệt lần này không đơn thuần là phương tiện đi lại, mà đã trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đưa người đi xuyên suốt chiều dài đất nước, bằng tất cả giác quan và cảm xúc.
Ngày ấy, năm 1976, đoàn tàu Thống Nhất lăn bánh trong nước mắt hạnh phúc của một dân tộc vừa liền một dải. Ngày hôm nay, chuyến tàu Thống Nhất đặc biệt lại lăn bánh – không còn tiếng bom đạn, mà là tiếng xình xịch ấm áp của hòa bình, của tự hào, và của một ngành giao thông đang tìm lại chính mình – bằng cách kết nối ký ức với hiện tại.


Tổng Bí thư tri ân cán bộ lão thành miền Nam; Thủ tướng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội Cần Thơ tiếp xúc cử tri; Lãnh đạo các nước chia buồn sự qua đời của Giáo hoàng;... là một số nội dung đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 23h00 hôm nay.
Trương Mỹ Lan được giảm án chung thân xuống 30 năm tù; Xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương; Xe container bốc cháy trên đường Nguyễn Xiển;... là những thông tin đáng chú ý trong Bản tin 141 hôm nay.
“Vũ khúc mưa xuân” - phim hậu chiến tôn vinh văn hóa dân tộc; Nhiều người nổi tiếng ứng tuyển cho vai diễn trong “Huyền tình Dạ Trạch”; BTV Quang Minh và MC Vân Hugo sẽ bị xử phạt hơn 100 triệu đồng; Jungkook (BTS) lập kỷ lục chưa từng có trên Billboard;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin Thế giới Showbiz hôm nay.
Tháng 4, Hà Nội bắt đầu đón những tia nắng đầu hè, cũng là lúc những vườn dâu tằm bước vào mùa chín rộ. Dâu tằm không phải là loại quả phổ biến trên các kệ siêu thị, nhưng lại có chỗ đứng rất riêng trong ký ức và nhịp sống của người dân Thủ đô.
Xác định đúng vai trò Thực phẩm chức năng trong chăm sóc sức khỏe; Lương hưu tháng 5 sẽ được chi trả trước nghỉ lễ 30/4-1/5; Ngày sách đặc biệt từ một ban công nhỏ... là những thông tin đáng chú ý trong Hà Nội lúc 17h00 hôm nay.
Lữ ngất đi trong một khe núi sâu sau trận chiến khốc liệt. Khi tỉnh dậy, anh như đi lạc trong hư vô, mất hoàn toàn cảm giác về thời gian, không gian thậm chí cả ý thức về sự tồn tại của chính mình. Chính lúc ấy, người đồng đội thân thiết là Cật đã tìm thấy và giúp anh dần khôi phục. Khi nhớ lại trận đánh, Lữ không khỏi bị ám ảnh bởi khoảnh khắc anh bắn hạ một lính Mỹ - giây phút khiến anh giật mình nhìn ra mình đã không còn là một cậu học sinh ngây thơ năm nào mà đã trở thành một người lính thực thụ sẵn sàng chiến đấu.
0