Những điểm nhấn chưa có tiền lệ về kinh tế tư nhân | Hà Nội tin mỗi chiều
Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân – một văn kiện mang dấu ấn đột phá, được đánh giá là bước ngoặt thể chế quan trọng tiếp nối tinh thần đổi mới năm 1986. Không dừng lại ở việc xác lập các mục tiêu tăng trưởng, Nghị quyết 68 thể hiện một chuyển biến sâu sắc trong tư duy quản trị, khẳng định vai trò trung tâm của khu vực tư nhân và cam kết mạnh mẽ của Nhà nước trong việc kiến tạo môi trường phát triển công bằng, minh bạch.
Lần đầu tiên, khu vực kinh tế tư nhân được khẳng định là “một động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế quốc dân, thay vì chỉ là “một trong những động lực” như cách tiếp cận trước đây. Sự thay đổi trong cách định danh này không đơn thuần là câu chữ mà phản ánh một chuyển dịch mạnh mẽ trong tư duy chính trị. Với việc khu vực tư nhân hiện đóng góp 50% GDP, 30% thu ngân sách và tạo việc làm cho 82% lực lượng lao động, việc xác lập vai trò trung tâm không chỉ là sự công nhận mà còn là lời cam kết thúc đẩy khu vực này phát triển toàn diện, song hành cùng kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể.
Quan trọng hơn, Nghị quyết 68 thể hiện tinh thần “tự phê bình cấp cao” hiếm thấy khi thẳng thắn chỉ ra những rào cản từ phía thể chế đã và đang kìm hãm khu vực tư nhân. Từ định kiến, cơ chế “xin – cho”, chi phí tuân thủ cao đến bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực – tất cả đều được nêu rõ trong văn kiện như một lời thừa nhận trách nhiệm của bộ máy quản lý.
Đáng chú ý, lần đầu tiên Đảng ta nêu yêu cầu “xóa bỏ triệt để định kiến”, “xem doanh nhân là chiến sĩ trên mặt trận kinh tế” và “trao quyền sở hữu, quyền cạnh tranh thực chất cho kinh tế tư nhân” – những thông điệp mang tính hiệu triệu rõ ràng tới toàn hệ thống chính quyền và công luận.
Bên cạnh việc khẳng định vai trò của khu vực tư nhân, Nghị quyết 68 còn đánh dấu một bước ngoặt tư duy về Nhà nước, chuyển từ “quản lý” sang “kiến tạo và phục vụ”. Đây là quan điểm hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại. Theo đó, Nhà nước cam kết cắt giảm ít nhất 30% thời gian và chi phí tuân thủ pháp luật trong năm 2025, hoàn thiện cơ chế hậu kiểm thay vì tiền kiểm để khuyến khích sáng tạo, và áp dụng nguyên tắc “kinh doanh mọi thứ mà pháp luật không cấm” thay vì tư duy “không quản được thì cấm”. Những cam kết này mở đường cho một môi trường kinh doanh thực sự minh bạch, thông thoáng và công bằng.
Nghị quyết cũng đưa ra những mục tiêu rõ ràng, tham vọng và có tầm nhìn dài hạn. Đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp tư nhân, ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, đóng góp 55 - 58% GDP. Tầm nhìn đến năm 2045, sẽ có 3 triệu doanh nghiệp, đóng góp hơn 60% GDP và đạt năng lực cạnh tranh toàn cầu. Đây là chiến lược không chỉ về số lượng mà nhấn mạnh chiều sâu chất lượng, khẳng định vai trò dẫn dắt của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế hội nhập hiện nay.
Không dừng lại ở tuyên bố chính trị, Nghị quyết 68 còn đi kèm hệ thống giải pháp thực thi cụ thể và mạnh mẽ. Từ hỗ trợ tiếp cận vốn, đất đai, nhân lực chất lượng cao; thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp chính danh; đến phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và liên kết với khu vực kinh tế Nhà nước và FDI. Đồng thời, nghị quyết yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra, và cải cách pháp luật theo hướng ưu tiên giải quyết kinh tế thay vì hình sự hóa các quan hệ dân sự không cần thiết.
Nếu như đổi mới năm 1986 là cuộc cách mạng tư duy kinh tế vĩ mô thì Nghị quyết 68 chính là một cuộc cách mạng thể chế từ nội tại bộ máy – nơi Nhà nước tự nhận trách nhiệm, tự cam kết thay đổi, thiết lập một quan hệ mới với doanh nghiệp trên tinh thần đồng hành, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. Vì thế, Nghị quyết 68 không chỉ là một chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Nó là cột mốc lịch sử, đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển tự chủ và bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, để tinh thần cải cách này được hiện thực hóa, rất cần sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ từ các cấp chính quyền – từ Trung ương đến địa phương – và sự chủ động đổi mới từ chính cộng đồng doanh nghiệp.
Về vấn đề này, Đài Hà Nội đang có bài viết “Bước tiến mới trong cách mạng nhận thức về kinh tế tư nhân” được đăng tải trên trang hanoionline.vn và kênh phát thanh FM96 cùng các nền tảng số của Đài.


Đường sắt chạy tàu Hoa Phượng Đỏ tuyến Hà Nội - Hải Phòng; Áp chuẩn hạn mức nhiên liệu mới tạo lợi thế cho xe điện, hybrid; Máy bay phản lực tư nhân có tầm bay xa nhất thế giới;... là những nội dung đáng chú ý trong Bản tin Tàu và Xe hôm nay.
Đại lễ Vesak 2025 lan tỏa thông điệp đoàn kết và bao dung; Giao quyền tự chủ tuyển dụng cho ngành giáo dục; Không để sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp; LHQ cảnh báo việc Israel leo thang quân sự ở Gaza... là những nội dung đáng chú ý trong chương trình Thời sự 18h30 hôm nay.
Nghị quyết 68 mở đường cho kinh tế tư nhân bứt phá; Người cao tuổi Hà Nội bắt nhịp chuyển đổi số; Lòng se điếu dài 40m gây bão mạng;... là những thông tin đáng chú ý trong Hà Nội lúc 17h00 hôm nay.
Sau một hành trình dài, Khiêm và Côn đặt chân đến nhà ông bà Tưởng. Tại đây, họ được đón tiếp bằng tất cả sự nồng hậu và chân thành. Ông Tưởng quý Côn bởi sự lễ phép, điềm đạm và tài chơi cờ khiến bao người nể phục. Dân làng cũng dành cho cậu bé một ánh mắt thiện cảm vì cách cư xử luôn đúng mực và chừng mực hơn tuổi. Những tưởng có thể ở lại lâu hơn để cùng cha yên ổn sống những ngày tháng thanh bình nhưng một linh cảm chẳng lành khiến ông Sắc luôn bồn chồn nóng ruột. Hiểu được nỗi lo của cha, Côn đã rủ anh trai quay về thăm nhà, nơi dường như đang có điều gì đó bất ổn chờ họ ở phía trước.
Những trục đường xanh ở cửa ngõ Thủ đô; Hồ Trúc Bạch hấp dẫn du khách khi hè về; Nhếch nhác ở phố Linh Đường;... là những nội dung đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Được xây dựng vào năm 1822 dưới thời vua Minh Mạng triều Nguyễn, Thành cổ Sơn Tây là tòa thành quân sự bằng đá ong độc đáo nhất Việt Nam. Ở nơi đây, mỗi viên đá cũng mang trong mình một câu chuyện.
0