Việt Nam và Nga hợp tác sản xuất vaccine chống ung thư | Hà Nội tin mỗi chiều
Ngày 11/5, tại Thủ đô Moscow (Nga), dưới sự chứng kiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng Bí thư Tô Lâm, Công ty vaccine Việt Nam (VNVC) và Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine và thuốc sinh học tiên tiến. VNVC kỳ vọng sớm mang vaccine điều trị ung thư tiềm năng với công nghệ mRNA hiện đại của Nga về Việt Nam.
Theo thỏa thuận hợp tác giữa RDIF và VNVC, các vaccine công nghệ mRNA tiềm năng của Nga sẽ được VNVC sớm đưa về Việt Nam ngay từ quá trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn sớm để người bệnh có cơ hội được tiếp cận thêm những giải pháp hiện đại hàng đầu thế giới với tỷ lệ thành công sau điều trị ở mức rất cao.
Hợp tác quan trọng này của VNVC với đối tác lớn hàng đầu thế giới tiếp tục khẳng định sự lớn mạnh vượt bậc của y tế Việt Nam trên bản đồ y tế thế giới, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trong kỷ nguyên mới. Trước mắt và cụ thể, hợp tác này được coi là hành động cụ thể, hiện thực hóa chủ trương từ Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, được Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Các hoạt động hợp tác khoa học, chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam và Nga được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội phát triển lớn cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học, sản xuất vaccine công nghệ cao và các liệu pháp điều trị ung thư tiên tiến cho Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp Việt Nam chính thức bước chân vào lĩnh vực cực kỳ đặc thù: vaccine cá thể hóa điều trị ung thư - vốn trước nay là sân chơi của các hãng dược đa quốc gia ở Mỹ và châu Âu.
Công nghệ này sử dụng đoạn mã mRNA, được lập trình dựa trên gene của chính khối u trong cơ thể bệnh nhân, để “dạy” hệ miễn dịch nhận diện và tấn công tế bào ung thư. Nói cách khác, thay vì truyền hóa chất để diệt tế bào cả lành lẫn ác, thì bây giờ, cơ thể bạn được lập trình để tự tiêu diệt chính khối u của mình. Giống như một cuộc “nội chiến” chủ động, có chỉ huy, có mục tiêu rõ ràng.
Nghe có vẻ như phim viễn tưởng. Nhưng thực tế là nó đã được thử nghiệm lâm sàng tại nhiều nước phát triển. Kết quả ban đầu khá khả quan, ví dụ như với ung thư da ác tính (melanoma), khi kết hợp với liệu pháp miễn dịch, vaccine này giúp giảm tới 44% nguy cơ tái phát sau phẫu thuật.
Vậy tại sao lại là Việt Nam? Và tại sao là lúc này?
Vì chúng ta đang chủ động đi tìm công nghệ. Và có thể, cũng đang cần giải bài toán ung thư bằng một cách khác. Bên cạnh đó, theo thống kê chưa đầy đủ, hiện số bệnh nhân ung thư ở nước ta mỗi năm gần 200.000 ca mới. Trên thực tế, cũng không thiếu người sẵn sàng chi hàng trăm triệu đồng để sang Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc điều trị căn bệnh quái ác này. Do đó, việc chủ động tìm công nghệ được cho là một cách để chúng ta bước gần hơn tới việc nâng tầm y học của Việt Nam, gieo thêm hy vọng cho những bệnh nhân ung thư.
Lần này, theo công bố của VNVC, thỏa thuận với Nga không chỉ dừng ở hợp tác nghiên cứu. Họ còn tiếp nhận công nghệ, quy trình, đào tạo chuyên gia và đặc biệt là xây dựng nhà máy đạt chuẩn tại Long An - vốn đã được đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng từ trước. Nếu mọi việc suôn sẻ, trong vài năm tới, Việt Nam có thể tự sản xuất vắc xin mRNA điều trị ung thư. Nghe thì dài hạn, nhưng trong ngành y vài năm thì là rất nhanh.
Cũng cần phải nói thêm rằng: vaccine điều trị ung thư tiềm năng trên công nghệ không phải “thuốc tiên”. Nó cũng không thể áp dụng đại trà ngay nhưng hoàn toàn có thể kỳ vọng về tương lai điều trị ung thư ở chính tại Việt Nam sẽ có bước tiến mới. Không đợi “công nghệ mang đến”, mà chủ động “mang công nghệ về”. Không mãi nhập khẩu, mà hướng tới sản xuất. Và nhất là: không mặc định ung thư đồng nghĩa với tuyệt vọng, mà tạo ra thêm một cơ hội dù là nhỏ nhất để bệnh nhân có quyền được lựa chọn.
Tóm lại, bản thỏa thuận giữa VNVC và các đối tác Nga không đơn thuần là một hợp đồng thương mại. Nó là tín hiệu cho thấy Việt Nam đã sẵn sàng bước vào kỷ nguyên điều trị ung thư bằng công nghệ sinh học tiên tiến. Và nếu làm được, thì trong vài năm nữa, chúng ta có thể thấy những bệnh nhân ung thư ở Việt Nam được tiêm một loại vaccine riêng, để sống tiếp với hy vọng thật sự.


Hà Nội hiện đang đưa ra các phương án cải tạo môi trường sông Tô Lịch - một trong những điểm nóng về ô nhiễm suốt nhiều năm qua. Tuy nhiên, nước thải sinh hoạt chưa được xử lý, rác thải tự phát vẫn len lỏi, hệ sinh thái gần như không còn khiến nhiều người hoài nghi về tính khả thi đề án. Vậy, sông ô nhiễm thành không gian xanh liệu có khả thi? Hãy cùng KTS. Trần Huy Ánh, chuyên gia giao thông đô thị, giải đáp câu hỏi này.
Phụ huynh học sinh ở các thành phố lớn đang lo lắng những tháng hè sẽ không biết gửi con cho ai, tham gia các hoạt động tập thể ngoại khóa gì khi các sân chơi cho trẻ đang thiếu trầm trọng. Hiện nay, việc tìm không gian cho trẻ em vui chơi an toàn đang là bài toán khó đối với mỗi gia đình ở Hà Nội.
Theo tuyên bố chung được công bố ngày 12/5, Mỹ và Trung Quốc nhất trí giảm mạnh thuế quan đối với hàng hóa của nhau trong thời hạn ban đầu là 90 ngày. Bước đột phá này dù chỉ là tạm thời, nhưng đã mở ra hy vọng về một thỏa thuận thương mại mới, giúp giảm thuế và hạ nhiệt căng thẳng toàn cầu.
Cựu Thứ trưởng ra tòa trong vụ án khai thác lậu đất hiếm; Đối tượng truy nã đặc biệt ra đầu thú; Ngăn chặn thực phẩm bẩn đi vào thành phố;... là những thông tin đáng chú ý trong Bản tin 141 hôm nay.
Duy Mạnh: Thẳng thắn với showbiz nhưng nói dối với vợ nhiều nhất; Tùng Dương được vinh danh Giải thưởng âm nhạc lớn nhất của Nhật Bản; Top 45 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2025 lộ diện;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin Thế giới Showbiz hôm nay.
Ngang qua hàng hoa đĩa, ai cũng không khỏi xao xuyến, nhớ nhung không khí của một thời mà vào bất cứ nhà nào ngày lễ Tết, ngày rằm, mùng Một đều bày hoa đĩa; qua đó quyến luyến cái đĩa hoa khô se sắt trong gió mùa nơi cửa sổ.
0