Vaccine chống ung thư của Nga có gì đặc biệt?

Ngành y tế Nga đã gây tiếng vang lớn khi thông báo phát triển một loại vaccine ung thư dựa trên công nghệ tiên tiến mRNA và có kế hoạch cung cấp miễn phí cho bệnh nhân vào năm 2025.

Điều trị, không phải phòng ngừa.

Không giống như vaccine truyền thống có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật, vaccine ung thư này có tác dụng điều trị, nghĩa là nó được tiêm cho những bệnh nhân đã mắc bệnh ung thư.

Việc phát triển loại vaccine tiên tiến này được thực hiện bởi một nhóm chuyên gia từ Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh vật học quốc gia Gamaleya, Viện nghiên cứu ung thư Herzen Moscow và Trung tâm nghiên cứu y học ung thư quốc gia Blokhin.

Vaccine sử dụng công nghệ mRNA. Công nghệ mRNA được phát hiện năm 1961, song các nhà khoa học phải mất hàng thập kỷ để ứng dụng nó sản xuất vaccine. Theo cách hiểu đơn giản, mRNA trong vaccine là một vật liệu di truyền, “chìa khóa” mã hóa thông tin một protein đặc hiệu của mầm bệnh. Khi vaccine đi vào cơ thể, mRNA sẽ xâm nhập vào tế bào, hướng dẫn bộ máy tổng hợp protein của tế bào tạo ra protein giống như protein được mã hóa của mầm bệnh. Protein mới được tạo ra hoạt động như một kháng nguyên, đào tạo hệ miễn dịch nhận ra nó và tạo kháng thể chống lại tế bào ung thư.

Vaccine sử dụng công nghệ mRNA, giúp tăng cường hiệu quả và giảm tác dụng phụ.

Việc phát triển vaccine dựa trên công nghệ mRNA đại diện cho kỷ nguyên mới của liệu pháp miễn dịch, cung cấp phương pháp điều trị ung thư có mục tiêu và cá nhân hóa, tăng cường hiệu quả và giảm tác dụng phụ nhờ tăng cường cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể, giúp cơ thể nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả hơn.

Phương pháp tiếp cận “cá nhân hóa”

Vaccine được thiết kế để "cá nhân hóa" cho từng bệnh nhân bằng cách phân tích cấu tạo di truyền của khối u và xác định các kháng nguyên cụ thể có thể được sử dụng để nhắm vào các tế bào ung thư. Để "cá nhân hóa" nó cho từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ sinh thiết khối u, xác định những đột biến phát sinh ở khối u, dựa trên những đột biến, họ sẽ điều chỉnh mRNA và thành phần vaccine sao cho phù hợp. Quá trình "cá nhân hóa" vaccine sẽ được ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Nhờ dữ liệu từ khoảng 40.000 đến 50.000 khối u đã được thu thập, quy trình “cá nhân hóa” vaccine sẽ chỉ mất khoảng “từ 30 phút đến 1 giờ” thay vì cả tháng như ước tính ban đầu.

Tháng 9/2025 sẽ thử nghiệm lâm sàng trên người và phân phối miễn phí

Theo ông Andrey Kaprin, Tổng giám đốc Trung tâm X quang nghiên cứu y khoa quốc gia, thuộc Bộ Y tế Liên bang Nga, các thử nghiệm lâm sàng về vaccine mRNA cá nhân hóa mới cho liệu pháp điều trị ung thư đã sẵn sàng để triển khai sau khi hoàn thành giai đoạn tuyển dụng tình nguyện viên. Việc bắt đầu thử nghiệm được lên lịch vào tháng 9/2025.

Các thử nghiệm lâm sàng vaccine mRNA cá nhân hóa mới cho liệu pháp điều trị ung thư đã sẵn sàng để triển khai vào tháng 9/2025.

Thử nghiệm ban đầu của loại vaccine này được lên kế hoạch thực hiện trên những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hắc tố và ung thư phổi tế bào nhỏ. Trong tương lai, nhóm nghiên cứu có ý định mở rộng phạm vi ứng dụng của vaccine mRNA cá nhân hóa để điều trị các bệnh nhân mắc khối u ác tính ở thận, tuyến vú và tuyến tụy. Theo kết quả của giai đoạn nghiên cứu tiền lâm sàng, vaccine đã chứng minh khả năng ức chế sự phát triển của khối u.

Hãng tin RBC của Nga tháng 6/2024 trích dẫn kết quả thử nghiệm trên chuột có khối u ác tính cho thấy, vào ngày thứ 15 sau tiêm, thời điểm hệ miễn dịch bắt đầu được kích hoạt, kích thước khối u ở chuột được tiêm và không tiêm bắt đầu khác biệt. Những con không được tiêm chết trong khoảng thời gian 19-22 ngày; những con được tiêm vẫn sống sót.

Nga có kế hoạch phân phối miễn phí loại vaccine này cho bệnh nhân, nhấn mạnh cam kết của nước này trong việc phổ biến phương pháp điều trị có khả năng cứu sống này.

Các loại vaccine chống ung thư trên thế giới

Trước mẫu vaccine chống ung thư mRNA của Nga, đã có ít nhất 5 vaccine chống ung thư khác được công bố trên thế giới. Hồi tháng 6/2024, Anh thông báo khởi động thử nghiệm lâm sàng với vaccine chống ung thư mRNA do BioNTech của Đức phát triển. Ngoài vaccine trên, BioNTech còn một vaccine mRNA được thiết kế để điều trị ung thư phổi mang tên BNT116.

Hãng dược Morderna mới đây thông báo, họ đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3 với một liệu pháp điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ kết hợp tiêm vaccine mRNA-4157 với thuốc trị ung thư Keytruda.

Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2022, ước tính có 20 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong tại 115 quốc gia trên toàn cầu. Ước tính số người còn sống trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán mắc ung thư là 53,5 triệu. Khoảng 1/5 số người mắc ung thư trong suốt cuộc đời, khoảng 1/9 số nam giới và 1/12 nữ giới tử vong vì căn bệnh này. Các loại ung thư cướp đi sinh mạng nhiều bệnh nhân nhất là ung thư phổi, ung thư vú và ung thư đại tràng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hẹp bao quy đầu là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng lại thường bị các bậc phụ huynh xem nhẹ. Đừng chủ quan, bởi nó có thể tiềm ẩn những biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

Bệnh viện Thống Nhất ngày 9/5 cho biết, Khoa Cấp cứu vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân P.T.H (56 tuổi, ngụ quận Tân Bình) nhập viện trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở khi đang chơi pickleball.

Một trong những định hướng lớn mang tính đột phá đã được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh gần đây là: "Phấn đấu để mỗi người dân được khám sức khỏe định kỳ ít nhất một lần mỗi năm và tiến tới miễn viện phí toàn dân".

Khai mạc triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược Việt Nam lần thứ 32 - Viet Nam Medipharm 2025 đã diễn ra vào sáng 8/5 tại Hà Nội. Nhiều doanh nghiệp quốc tế đánh giá cao về tiềm năng phát triển lĩnh vực y dược tại Việt Nam.

Nhiều người đang lấy cơ thể của mình ra để làm vật thí nghiệm mà không biết. Có bệnh là lên mạng hỏi và chữa theo các phương pháp mà cộng đồng mạng chỉ cho, đa số là chưa được khoa học kiểm chứng. Chỉ đến khi bệnh chuyển nặng họ mới tới gặp bác sĩ ở bệnh viện, khi ấy đã quá muộn.

Mô hình ngân hàng sữa mẹ đã giúp cứu sống hàng trăm trẻ sinh non tại Uganda trong vài năm gần đây.