Nghe tiếng chuông chùa, tình thương neo lại

Mỗi người đều có cho mình những đức tin riêng để neo đậu. Ánh sáng giác ngộ từ đức tin chính là kim chỉ nam làm bản thân tìm được hướng đi đúng đắn thoát khỏi cơn mê, là nơi nâng đỡ, là điểm tựa vững chãi trước những bão giông của cuộc đời.

Sinh trưởng trong gia đình có ông ngoại là phật tử, từ nhỏ tôi đã quen với tiếng kinh kệ, với tà áo lam, với mái chùa thanh u trầm tịch. Chiến tranh khốc liệt, ông tạm cởi bộ đồ phật tử để khoác lên màu áo xanh bộ đội, xả thân vì độc lập dân tộc. Hòa bình lập lại, ông trở về bằng chiếc hộp quàng quốc kì và tấm bằng Tổ quốc ghi công. Sau này mỗi lúc tới ngày giỗ của ông, mẹ lại ôm chiếc áo lam chảy nước mắt, bảo rằng, ông đã hoàn thành sứ mệnh sống tốt đời đẹp đạo. Cuộc đời ông có lẽ ngắn ngủi, nhưng là cuộc đời trọn vẹn đủ, với người, với ta, với đạo.

Lớn lên trong tiếng tụng trì, tôi tự nguyện dành một khoảng lặng trong tim cho Phật giáo. Những sự kiện trong đời tôi hình như cũng thấp thoáng hình bóng đâu đó của sư thầy: là đi lễ chùa đầu năm; là ngày đưa bà ngoại, đưa ba rời cõi tạm; là lúc cúng tuần, cúng trăm ngày,… đầy tràn nước mắt. Có lẽ trưởng thành được xây dựng từ muôn vàn nỗi khổ đau li biệt, nếu không có những câu kinh lời giảng từ đạo Phật, hẳn là tôi đã gục ngã đâu đó giữa những buồn đau được mất của cuộc đời.

Phật giáo đưa tôi tới những mối duyên lành, khi bản thân chẳng ngờ tới nhất. Năm thứ nhất đại học, tôi xin học bổng để trang trải chi phí và may mắn gặp được ông Xuân. Ông cũng là phật tử, tự tổ chức một quỹ gọi là "Mãi yêu thương" để bảo trợ cho sinh viên nghèo.

Chẳng hiểu sao, nhìn ông, tôi cứ ngỡ như được gặp ông ngoại. Ông hiền hòa, kiên nhẫn nghe từng chia sẻ vui buồn của mỗi đứa trong quỹ, rồi động viên, rồi giảng giải. Nhiều khi tôi phải thốt lên bất ngờ khi chẳng bao giờ thấy ông nổi giận. Ông thương tất cả mọi người, kể cả người không tốt với ông. Ông bảo họ đang phải gánh cái nghiệp của sân hận, nên mình càng phải thương lấy họ, để cảm hóa, để giúp đỡ. Cái tình thương trong trẻo ấy đã làm chúng tôi cảm thấy hổ thẹn, càng tự dặn lòng phải sống tốt hơn nữa. Có lẽ, ánh sáng từ bi trong ông chính là thứ làm tôi càng kiên định với tín ngưỡng trong tim mình từ bé.

Mỗi dịp trao học bổng, chúng tôi thường ngồi quây quanh ông, nghe ông chia sẻ những đúc kết từ kinh Phật.

Ông bảo, với những ai không phải phật tử, đọc kinh thấy khó hiểu nên cũng không biết cách thực hành theo lời răn, luôn sợ phạm giới, thì chỉ cần nắm được căn nguyên cái tâm từ để hiểu, để nhớ và thực hành là được.

Từ hiểu đơn giản là tình thương vô biên vô hạn. Thương mọi vật xung quanh, không mưu cầu đáp lại. Tình thương không chỉ gói gọn ở người ta mến, mà còn với người không ưa ta, với người tốt và cả người chưa tốt. Mình phải nghĩ rằng họ chưa hoàn thiện để giúp họ sửa chữa, chứ không phải dè bỉu, khinh khi, bỏ mặc.

Khi chúng ta biết thương vạn vật, chúng ta sẽ không nỡ giết hại chúng; Khi chúng ta biết thương ai đó, chúng ta đâu nỡ trộm cắp của họ để khiến họ buồn; Khi chúng ta biết thương họ, chúng ta luôn tôn trọng ý nguyện của họ, thì lấy đâu ra chuyện tà dâm cưỡng ép; Khi chúng ta biết thương mọi người, chúng ta đâu nỡ dối lừa lòng tin của họ; Khi chúng ta biết thương người thương đời, chúng ta muốn giữ cho mình sự thanh tỉnh để không làm gì có lỗi với họ, vì lẽ đó, ta đâu muốn đụng tới một giọt rượu làm chi.

Cứ thế, chỉ cần nhớ kỹ tình thương ở tâm từ mà chẳng cần mình cố nhớ, cố ép, bản thân cũng tự động làm những việc tuân theo Ngũ giới: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, đấy thôi!

Ông Xuân đã giúp tôi đến gần với triết lý đạo Phật qua những lời dạy như thế, góp phần chuyển hóa những gì có vẻ khó hiểu trong kinh kệ trở nên thân thuộc ở đời sống hàng ngày.

Có lẽ, qua bao cuộc bể dâu, đừng vội tuyệt vọng mà hãy tin rằng: tất cả có mất đi, thì vẫn còn tình thương ở lại…

Trúc Nguyễn

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngang qua hàng hoa đĩa, ai cũng không khỏi xao xuyến, nhớ nhung không khí của một thời mà vào bất cứ nhà nào ngày lễ Tết, ngày rằm, mùng Một đều bày hoa đĩa; qua đó quyến luyến cái đĩa hoa khô se sắt trong gió mùa nơi cửa sổ.

Tàu Hoa Phượng Đỏ - Sắc màu mới trên đường ray; Tài xế xe công nghệ đánh khách ngay trên đường phố; Ô tô lao vào vệ đường tránh vụ tai nạn đấu đầu;... là những nội dung đáng chú ý trong Bản tin Tàu và Xe hôm nay.

Tại Làng Sen, Thanh cùng các cô gái trong xóm chăm chỉ học chữ Quốc ngữ như một phong trào tự học. Họ học để biết viết, để có thể viết thư cho người thân và để không bị coi thường trong xã hội. Trong lúc ấy, ông Đội Quyên, một cán bộ cách mạng bất ngờ ghé thăm nhà ông Sắc. Cuộc gặp gỡ giữa ông và Thanh diễn ra bí mật, nhanh chóng nhưng đầy xúc động.

Hà Nội có một không gian độc đáo và riêng có, đó là không gian điêu khắc ánh sáng có chủ đề “Thắp đèn soi niên sử”, trong Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt tại Bát Tràng. Từ gần 3 năm nay, không gian này đã tạo nên một điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus; Hà Nội phát số online và phân luồng trong giải quyết thủ tục về đất đai; Mỹ và Trung Quốc “đạt tiến triển đáng kể” sau 15 giờ đàm phán tại Geneva;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình Thời sự 19h00 hôm nay.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công xây dựng đoạn tuyến cao tốc Nam Định - Thái Bình; Băn khoăn việc học phí, viện phí phải gánh thêm thuế thu nhập doanh nghiệp; Bước ngoặt trong nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.