Covid-19 gia tăng nhưng dễ kiểm soát, không hoang mang | Hà Nội tin mỗi chiều
Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc Covid-19 tại 27 tỉnh, thành phố, không có tử vong; không ghi nhận các ổ dịch tập trung, tuy nhiên có sự gia tăng nhẹ trong ba tuần gần đây, trung bình với 20 ca mắc/tuần.
Tại Hà Nội, từ 1/1 - 15/5, toàn thành phố đã ghi nhận rải rác 38 trường hợp mắc Covid-19 tại 15/30 quận, huyện, thị xã, không có ổ dịch phức tạp, không ghi nhận trường hợp mắc bệnh nặng hay tử vong trên địa bàn thành phố. Dự báo trong thời gian tới, số mắc Covid-19 tại Hà Nội có thể tiếp tục ghi nhận rải rác và gia tăng do sự giao lưu tại các sự kiện, lễ hội tập trung đông người, gia tăng đi lại trong đợt cao điểm du lịch Hè năm 2025.
Bộ Y tế nhận định, trên phạm vi toàn cầu, số trường hợp mắc, tử vong do Covid-19 đang có xu hướng giảm. Sự gia tăng nhanh số ca nhiễm Covid-19 tại Thái Lan trùng với thời điểm và thời gian ủ bệnh sau ngày tết truyền thống, nhiều khả năng do sự tụ tập đông người và sự gia tăng của biến thể phụ XBB.1.16. Tại Việt Nam, bệnh Covid-19 là bệnh lưu hành.
Theo định nghĩa của Bộ Y tế: “Bệnh lưu hành là sự xuất hiện một cách ổn định của bệnh hoặc tác nhân gây bệnh trong một khu vực địa lý hoặc nhóm quần thể dân số nhất định; hoặc có tỷ lệ mắc bệnh (hiện mắc/mới mắc) tương đối cao trong khu vực đó”.
Hiểu đơn giản, bệnh lưu hành là một căn bệnh đã quen mặt với cộng đồng. Nó không còn xuất hiện bất ngờ như một “cơn bão”, mà tồn tại đều đặn như những “cơn mưa rào”. Không có nghĩa là nó vô hại - mà là căn bệnh chúng ta đã có đủ kiến thức, đủ công cụ và đủ năng lực để kiểm soát.
Giống như sốt xuất huyết mỗi khi vào hè, như cúm mùa khi giao thời, Covid-19 giờ cũng như vậy. Tóm lại, chúng ta không cần hoảng sợ, miễn là biết cách sống chung với nó.
Hiện Bộ Y tế và CDC Hà Nội đã đưa ra khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt trong bối cảnh một số địa phương ghi nhận sự gia tăng các ca mắc. Thông điệp này nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các biện pháp phòng ngừa, không phải để gây lo lắng, mà để mỗi người nâng cao ý thức và trách nhiệm cộng đồng trong giai đoạn “bình thường mới”.
Cụ thể, Bộ Y tế và CDC Hà Nội đề nghị người dân đã từng đến hoặc trở về từ các vùng có dịch cả trong và ngoài nước, cần tự theo dõi sức khỏe, đeo khẩu trang nơi đông người, sát khuẩn tay thường xuyên và nếu có triệu chứng nghi ngờ thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, hỗ trợ.
Đây là một động thái kịp thời và đúng lúc. Bởi Covid-19 dù không còn là mối đe dọa nghiêm trọng như trước, nhưng vẫn tồn tại như một phần trong đời sống hiện đại. Việc chủ động phòng dịch không chỉ là để bảo vệ bản thân, mà còn là cách để chúng ta gìn giữ sự an toàn cho cả cộng đồng.
Ở góc nhìn rộng hơn, thông điệp lần này của Bộ Y tế phản ánh một sự thay đổi trong cách tiếp cận dịch bệnh: không cực đoan, không đóng cửa, không gây hoang mang, mà đi vào ý thức và hành động cụ thể của từng cá nhân. Chúng ta không thể ngăn virus tồn tại, nhưng hoàn toàn có thể học cách thích nghi và sống cùng nó một cách an toàn, văn minh.
Điều đáng mừng là đến thời điểm hiện tại, hệ thống y tế nước ta đã có đủ kinh nghiệm và năng lực để ứng phó với các tình huống phát sinh. Các cơ sở điều trị, hệ thống giám sát dịch tễ và đặc biệt là ý thức phòng bệnh trong cộng đồng, tất cả đều đã có sự nâng lên đáng kể sau những năm tháng chống dịch đầy cam go.
Tuy nhiên, cũng không vì thế mà chúng ta được phép chủ quan. Việc đeo khẩu trang nơi công cộng, giữ vệ sinh tay, hay khai báo y tế khi cần thiết - những hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn, nó thể hiện trách nhiệm của chính chúng ta.
Chúng ta đã vượt qua những năm tháng giông bão, vậy thì bây giờ, khi chỉ có vài đợt mưa rào, sao phải chùn bước? Hãy luôn nhớ: Đeo một chiếc khẩu trang khi cần thiết, nghỉ ngơi đúng lúc, khai báo y tế trung thực khi có các vấn đề về sức khoẻ.


Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cương quyết cắt bỏ các thủ tục rườm rà, gây phiền hà; Quốc hội thông qua 2 Nghị quyết quan trọng tạo đột phá xây dựng pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân; Tòa án Mỹ tiếp tục tạm hoãn trục xuất người nhập cư;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình Thời sự 19h00 hôm nay.
Thủ tướng: Tạo xung lực mới về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; Hà Nội sát cánh cùng Lâm Đồng phát triển văn hóa, du lịch, thương mại; Tổng thống Trump chuẩn bị công bố thuế đối ứng sau thời gian tạm hoãn;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
"Nắp bình xăng và văn hóa ứng xử của khách hàng" là chủ đề của Talk cabin trong Bản tin hôm nay.
Khiêm lên đường trở về quê cùng một đoàn lái buôn. Buổi chia tay diễn ra giản dị bên bờ sông Hương với sự có mặt của Quý, Phượng và một vài người bạn thân. Côn lặng lẽ tiễn người anh trai của mình, chẳng thể ngờ rằng đây chính là lần gặp cuối trong đời và hai anh em vĩnh viễn chia xa.
Không gian cao nguyên Lâm Đồng giữa lòng Thủ đô; Phường đã xử lý, vi phạm đốt rác vẫn tái diễn; Điểm chờ xe buýt ở phố Trần Đại Nghĩa đã thông thoáng;... là những nội dung đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Bảo tàng Hồ Chí Minh khánh thành năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không chỉ là công trình văn hóa quy mô lớn, nơi lưu giữ khoảng 17 vạn tài liệu, hiện vật về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, Bảo tàng còn là nơi để thế hệ trẻ hôm nay tìm hiểu, học tập, tu dưỡng và rèn luyện theo tấm gương của Người.
0