Hà Nội tổ chức lại hệ thống khám, chữa bệnh | Hà Nội tin mỗi chiều
Theo đề án đến năm 2030, Thành phố sẽ sắp xếp lại các bệnh viện, đầu tư xây dựng bốn bệnh viện làm nhiệm vụ khám chữa bệnh cơ bản ở các khu vực Tây Hồ, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm. Cùng lúc đó, sẽ có thêm bốn bệnh viện chuyên sâu đóng vai trò tuyến cuối - nơi tiếp nhận các ca bệnh phức tạp hơn.
Thành phố cũng đang đặt mục tiêu kết nối các cấp bệnh viện, số hóa quy trình khám chữa bệnh, từ đặt lịch, theo dõi hồ sơ bệnh án cho đến chuyển tuyến. Nói cách khác, đây là bước đi nhằm xây dựng một hệ thống y tế thông minh, hiện đại và thuận tiện hơn cho người dân.
Chủ trương này rất đáng ủng hộ. Bởi hiện nay, chúng ta vẫn đang quen với việc “nhảy cóc” - từ nhà lên thẳng bệnh viện lớn. Điều này vừa khiến tuyến trên quá tải, vừa làm người bệnh thiệt thòi vì chờ đợi, chi phí cao, mà đôi khi chỉ cần xử lý đơn giản ở tuyến dưới là xong.
Theo tìm hiểu, mô hình y tế của Singapore - một đất nước không lớn, dân số cũng tương đương Hà Nội, nhưng hệ thống chăm sóc sức khỏe thì vận hành rất ổn định. Ở đó, người dân không nhất thiết phải chen vào bệnh viện lớn khi gặp vấn đề sức khỏe. Thay vào đó, họ tin tưởng vào phòng khám khu vực, gọi là polyclinic - nơi được trang bị đầy đủ bác sĩ đa khoa, thiết bị xét nghiệm cơ bản và liên thông hoàn toàn với bệnh viện tuyến trên.
Nếu bác sĩ ở tuyến ban đầu xác định cần điều trị sâu hơn, dữ liệu bệnh án sẽ được chuyển ngay lên hệ thống - bệnh nhân chỉ cần đến nơi tiếp nhận, không cần mang theo giấy tờ, không lặp lại xét nghiệm, không chờ lâu. Chính vì phân tầng tốt như vậy, nên người dân Singapore ít tốn kém hơn, bệnh viện tuyến trên có thời gian tập trung cho các ca nặng và quan trọng nhất là ai cũng được chăm sóc y tế một cách công bằng, đúng mức.
Vậy Hà Nội có làm được không? Chắc chắn là có. Vì Thành phố không chỉ đang tổ chức lại mô hình, mà còn gắn nó với chuyển đổi số y tế - một yếu tố rất quan trọng. Khi mọi quy trình được số hóa, khi bác sĩ có thể xem bệnh sử chỉ với một cú nhấp chuột, khi người dân được nhắc lịch khám định kỳ qua ứng dụng điện thoại, lúc đó, y tế không còn là “cấp cứu”, mà trở thành chăm sóc chủ động.
Đương nhiên, để mô hình này hoạt động hiệu quả, cần sự đồng bộ từ nhiều phía: bệnh viện phải được đầu tư, bác sĩ phải được đào tạo, người dân cũng cần thay đổi thói quen. Nhưng nếu từng phần trong hệ thống cùng cải thiện, thì chắc chắn ta sẽ có một mạng lưới y tế vận hành trơn tru hơn, công bằng hơn.
Sắp xếp lại hệ thống y tế theo ba cấp không phải việc làm trong một sớm một chiều. Nhưng với một tầm nhìn dài hạn, rõ ràng Hà Nội đang đặt những viên gạch đầu tiên cho một nền y tế bền vững. Và một ngày không xa, bạn sẽ có thể yên tâm đi khám gần nhà, được chăm sóc tốt, nhanh, không phải chờ hàng giờ hay chen nhau giữa những hành lang bệnh viện đông đúc.


Tour du lịch văn học "Chữ Tâm – Chữ Tài" là nơi chữ nghĩa không nằm yên trên trang sách, mà sống động giữa đời thường. Từ những trang văn kinh điển đến dấu tích cuộc đời các danh nhân, tour du lịch đưa bạn trở lại với tinh thần nhân văn sâu sắc của dân tộc. Hãy để từng câu chữ dẫn lối và mỗi điểm đến trở thành nơi khơi nguồn cảm hứng!
Chuyển đổi việc làm hay "nhảy việc" ở người trẻ ngày càng trở nên phổ biến và tạo thành một xu hướng. Sự chuyển đổi này đã phản ánh những thách thức và cơ hội của thị trường lao động. Hãy cùng trao đổi với ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội và anh Phạm Minh Quân, sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân để làm rõ vấn đề này.
Thời gian gần đây, việc người tiêu dùng Thủ đô lựa chọn các sản phẩm tiêu dùng xanh được coi là một trong những giải pháp hiệu quả, giúp giảm thiểu chất thải nhựa ra môi trường, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững. Đây được xem là xu hướng tiêu dùng nổi bật trong năm 2025, dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai gần.
Dù trải qua bao nhiêu thăng trầm của thời gian, kẹo lạc Cổ Hoàng vẫn giữ nguyên vẹn hương vị giản dị mà sâu lắng. Mỗi thanh kẹo không chỉ là một món ăn vặt, mà còn là kết tinh của sự khéo léo và tâm huyết của người làm nghề. Thưởng thức một miếng kẹo lạc giòn tan, người ta vừa cảm nhận được vị ngọt ngào, bùi béo; vừa như sống lại những ký ức đẹp đẽ về một làng nghề truyền thống của vùng đất Kinh Bắc.
Năm 2024, theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), tổng chi tiêu quốc phòng toàn cầu đã đạt mức kỷ lục mới, với tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong vòng 15 năm qua. Trong bức tranh ấy, Ukraine nổi lên như quốc gia có mức tăng chi tiêu mạnh nhất, phản ánh sự hỗ trợ quy mô lớn từ phương Tây.
Xúc động chia tay các lực lượng tham gia diễu binh; Đảm bảo an ninh, an toàn cho người dân nghỉ lễ; Cảnh báo thủ đoạn dụ dỗ tham gia đầu tư tài chính;... là những thông tin đáng chú ý trong Bản tin 141 hôm nay.
0