Cần sớm sửa luật để đi thanh tra không phải 'gõ cửa' trước | Hà Nội tin mỗi chiều

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn TP.HCM) nói rõ: “Cơ chế hiện hành đang trói tay, trói chân thanh tra”. Một lực lượng đáng lẽ phải là “tai mắt” của pháp luật, lại đang bị buộc phải đi kiểm tra theo kế hoạch, thậm chí thông báo trước cho đối tượng cần kiểm tra.

Từ vụ việc ồn ào liên quan tới bộ lòng xe điếu dài 40m, nhiều sự thật đã được phơi bày. Không chỉ là chuyện về niềm tin của người tiêu dùng bị lợi dụng mà giờ đây, những miếng lòng xe điếu được bán bấy lâu nay trên thị trường liệu có đảm bảo an toàn hay không - vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải. Nguyên do là bởi dù đã tiến hành thanh kiểm tra, nhưng Sở An toàn thực phẩm TP.HCM không thể lấy được mẫu lòng xe điếu, vì các quán trên địa bàn đều báo…“hết hàng”.

Không chỉ với lòng xe điếu mà gần đây, hàng chục vụ hàng giả được phanh phui hiện cũng đang rơi vào tình cảnh tương tự khi “thanh tra đi đến đâu, hàng hoá hết sạch đến đó.

Trong phát biểu trên nghị trường Quốc hội, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn TP.HCM) nói rõ: “Cơ chế hiện hành đang trói tay, trói chân thanh tra”. Một lực lượng đáng lẽ phải là “tai mắt” của pháp luật, lại đang bị buộc phải đi kiểm tra theo kế hoạch, thậm chí thông báo trước cho đối tượng cần kiểm tra.

Vậy, chúng ta cần điều gì để lực lượng thanh tra thực sự phát huy sức mạnh? Luật sửa đổi đã chạm đến đâu và còn bỏ sót điều gì? Vì sao “thanh tra nhưng phải gõ cửa trước” đang trở thành một bất cập rất cần được tháo gỡ?

Thảo luận tại Quốc hội về dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), đại biểu Phạm Khánh Phong Lan đánh giá dự luật tập trung kiểm soát nguy cơ lạm quyền, tiêu cực của lực lượng thanh tra, nhưng lại chưa có giải pháp tăng cường thực quyền để lực lượng này hoạt động hiệu quả hơn. Bà Lan nói rằng: "Cơ chế hiện hành đang trói tay trói chân thanh tra, nhất là trong những vụ cần hành động bất ngờ như kiểm tra sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả".

Nữ đại biểu dẫn chứng việc thanh tra thường phải thực hiện theo kế hoạch định sẵn, công khai từ đầu năm, phải thông báo trước cho đối tượng được thanh tra. Chính điều này đã làm mất đi yếu tố bất ngờ - yếu tố sống còn trong các vụ thanh tra hàng giả. Thực tế thời gian qua, "thanh tra đi đến đâu, hàng hóa bị giấu sạch đến đó", "rất khó bắt quả tang khi thanh tra mà rầm rộ thông tin". Ngoài ra, bà Lan cũng chỉ ra tình trạng vi phạm hành chính không bị xử lý triệt để. Nhiều cá nhân, tổ chức sau khi bị xử phạt hành chính thì không nộp phạt, thậm chí lập cơ sở mới để hoạt động trở lại mà chưa có chế tài ngăn chặn hiệu quả.

Có thể nói, phát biểu của đại biểu Phạm Khánh Phong Lan đã đánh đúng tâm huyết của những người thực sự hiểu nghề: "Thanh tra đột xuất mới thể hiện nghề". Điều này đòi hỏi chức năng thanh tra phải được tái định vị: chủ động, linh hoạt, có đủ nghiệp vụ và được trao quyền để vẫn hành.

Trong câu chuyện này, nếu chưa làm đã thông báo công khai thì chẳng khác gì "rung chà cá nhảy", làm sao bắt được vi phạm. Chính điều này đã làm mất đi yếu tố bất ngờ - yếu tố sống còn trong các vụ thanh tra hàng giả, dẫn tới tình trạng "thanh tra đi đến đâu, hàng hóa bị giấu sạch đến đó".

Trong tình hình hiện nay, hàng giả, hàng bẩn tràn lan, chúng ta cần thanh tra, xử lý sai phạm thường xuyên, liên tục, chứ không nên làm theo kiểu "tháng cao điểm, đợt cao điểm" rồi khi hết cao điểm lại đâu lại vào đấy. Thực tiễn cho thấy, nhiều doanh nghiệp phản ánh rằng hệ thống thanh tra hiện nay còn lỏng lẻo, phản ứng chậm và thiếu sự đồng hành với các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Trong khi đó, không ít cơ sở sản xuất phi chính quy lại có khả năng “biến hóa hồ sơ” để đối phó, đón tiếp các đoàn thanh tra theo lịch trình báo trước.

Có thể thấy cần phải thay đổi hình thức thanh tra hiện nay bằng việc từ bỏ hình thức thanh tra theo Sở, công khai, thông báo trước thời gian, địa điểm cho đối tượng bị thanh tra. Thay vào đó, mỗi tổ thanh tra chỉ cần cử vài người mặc thường phục đến các siêu thị, nhà hàng, các cơ sở sản xuất để mua một số loại hàng hóa bất kỳ, không khác gì người tiêu dùng bình thường. Sau đó, chúng ta đem về xét nghiệm chi tiết, hóa đơn mua hàng cũng phải được lưu trữ bảo mật để làm bằng chứng. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm, thanh tra có thể ngay lập tức gửi kết quả xét nghiệm và hóa đơn mua hàng hôm đấy cho các siêu thị, nhà hàng, cơ sở để làm chứng cứ. làm vậy, đảm bảo họ không thể chối cãi.

Câu chuyện “thanh tra nhưng phải gõ cửa trước” không chỉ là vấn đề của Việt Nam. Ở nhiều quốc gia khác, họ đã có cách tháo gỡ rất quyết liệt và hiệu quả.

Tại Singapore, cơ quan thực phẩm – gọi tắt là SFA – được phép kiểm tra không báo trước. Trên website chính thức, họ khẳng định rõ: thanh tra có thể tiến hành bất kỳ lúc nào, kể cả ngoài giờ hành chính. Đặc biệt, Singapore còn ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu, xác định các điểm “nguy cơ cao” rồi lập tức cho thanh tra đột xuất. Chính nhờ vậy, nhiều vụ nhập lậu thực phẩm độc hại đã bị ngăn chặn từ rất sớm.

Còn tại Mỹ, FDA – tức Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm – được quyền thanh tra đột xuất không cần thông báo. Họ phối hợp cùng cảnh sát và lực lượng chống gian lận để “đánh úp” những nơi buôn bán thuốc giả, mỹ phẩm giả. Nhiều doanh nghiệp sau khi bị phát hiện đã phải đóng cửa vĩnh viễn hoặc nộp phạt hàng chục triệu đô.

Tại Đức, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng còn sử dụng biện pháp rất thú vị: họ cử người giả làm khách hàng – gọi là “mua hàng bí mật” – để kiểm tra độ trung thực của sản phẩm ngoài thị trường. Nhờ vậy, họ không chỉ kiểm soát từ trong nhà máy, mà còn giám sát ngay từ... gian hàng.

Tất cả những ví dụ đó cho thấy: để chống hàng giả hiệu quả, thanh tra phải có quyền thực thi đủ mạnh và nhất là, không bị trói tay bởi thủ tục hành chính hay ràng buộc thời gian.

Không có doanh nghiệp nào muốn vi phạm nếu hệ thống giám sát hoạt động công bằng, dễ dàng tiếp cận và đủ chính danh. Ngược lại, nếu chính sách thanh tra thiếu minh bạch, quá nhiều trung gian, hay quá nặng đối với người tốt và quá nhẹ đối với kẻ gian, chính thanh tra sẽ trở thành rào cản. Thanh tra đột xuất phải trở lại với chính danh và chức năng của nó. Đó mới là cách để người dân và doanh nghiệp thực sự yên tâm rằng hệ thống đang vận hành đúng chức năng của mình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên minh châu Âu (EU) và Anh ngày 20/5 đã phối hợp công bố loạt biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga, đánh dấu một bước leo thang mới trong chiến lược gây áp lực kinh tế và chính trị nhằm buộc Moscow chấm dứt xung đột với Ukraine.

Ở Xí nghiệp đầu máy Hà Nội, thợ máy, kỹ sư, công nhân - mỗi người một việc. Công việc tưởng như cũ kỹ, nặng nhọc nhưng chính là mạch ngầm nhịp sống, bảo đảm cho hàng nghìn chuyến tàu chở người, chở hàng an toàn lăn bánh mỗi ngày.

Tùng Dương được vinh danh tại giải thưởng “Âm nhạc Nhật Bản 2025”; Concert Anh trai 'say hi' tổ chức ở Mỹ với giá vé 65 triệu đồng?; Thùy Tiên bị tước danh hiệu “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu”... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin Thế giới Showbiz hôm nay.

Triệt phá đường dây tổ chức đánh bạc xuyên quốc gia; Sắp xét xử lái xe Lexus hành hung người giao hàng; Không khoan nhượng với tội phạm cướp, cướp giật;... là những thông tin đáng chú ý trong Bản tin 141 hôm nay.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ; Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế: nghiêm khắc, không có vùng cấm; Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Israel đạt đồng thuận về vấn đề Iran;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Triệu tập người lái xe máy không tuân thủ hiệu lệnh CSGT; Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang ngày 24 và 25/5; Honda xuất xưởng 500 triệu xe máy trên toàn cầu;... là những nội dung đáng chú ý trong Bản tin Tàu và Xe hôm nay.