Doanh nghiệp BĐS: Chi phí lãi vay tăng gấp đôi
Theo FiinPro, thống kê trên hơn 100 công ty bất động sản vào Quý I năm 2025: chi phí lãi vay tăng vọt, tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một mức tăng đáng báo động.
Trên thực tế, Vingroup và Vinhomes là hai "ông lớn" đang gánh chi phí lãi vay Quý I nặng nhất, lần lượt khoảng 6.100 tỷ đồng và 3.600 tỷ đồng. Cần lưu ý, Vinhomes là công ty con của Vingroup và Vingroup có Công ty Cổ phần Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEF) - chủ đầu tư Vinhomes Cổ Loa, có VinFast là công ty sản xuất ô tô. Điều này khiến Vingroup không "thuần" bất động sản. Đặc biệt, Hội chợ Triển lãm vừa qua đã ghi nhận lợi nhuận kỷ lục hơn 14.800 tỷ đồng trong Quý I. Khoản lợi nhuận khổng lồ khi hợp nhất vào Vingroup sẽ gây sai lệch.
Với 100 doanh nghiệp bất động sản nói trên, chi phí lãi vay trong Quý I vừa qua đã tăng tới 96% so với cùng kỳ, tức tăng gần gấp đôi.
Không thể phủ nhận doanh thu của nhóm này cũng tăng trưởng đáng kể, khoảng 33% trong Quý I. Nhưng chính gánh nặng chi phí lãi vay đã trở thành "hung thần" thực sự, bào mòn không thương tiếc lợi nhuận của họ. Kết quả là, dù doanh thu tăng trưởng, lợi nhuận sau thuế của nhóm doanh nghiệp này trong Quý I bất ngờ giảm tới 8%.
Lợi nhuận giảm 8% trong bối cảnh doanh thu tăng trưởng 33% là một nghịch lý. Hãy nhìn vào tỷ lệ chi phí lãi vay trên doanh thu. Nếu Quý I năm 2024, tỷ lệ này ở mức khoảng 8%, thì Quý I năm 2025 đã lên đến 12%. Mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra, doanh nghiệp phải dành tới 12 đồng chỉ để trả lãi vay, tăng thêm 4 đồng so với cùng kỳ.
Vậy tại sao các doanh nghiệp bất động sản lại phải chịu chi phí lãi vay cao đến vậy? Có thể họ đã vay thêm những khoản nợ mới quy mô lớn hơn để tài trợ dự án hoặc giải quyết vấn đề dòng tiền. Có thể không ít doanh nghiệp phải tái cơ cấu nợ cũ đã đến hạn, chấp nhận mặt bằng lãi suất mới cao hơn trong bối cảnh thị trường vốn còn khó khăn. Hoặc đó là sự kết hợp của cả hai yếu tố nói trên.
Hệ lụy tất yếu là lợi nhuận doanh nghiệp bị bào mòn nghiêm trọng. Nhiều doanh nghiệp đang phải "gồng mình" làm việc, nhưng phần lớn thành quả lại chuyển thẳng vào túi các nhà băng để thanh toán lãi vay ngày càng lớn. Khi chi phí đầu tư, gồm cả chi phí vốn bị đẩy lên cao, ai sẽ là người phải gánh chịu? Đó chính là những khách hàng mua nhà. Giá bán bất động sản khó giảm sâu, thậm chí có xu hướng tăng khi chủ đầu tư vẫn vật lộn với áp lực chi phí tài chính.
Bất động sản là một ngành kinh doanh quy mô lớn, đóng góp không nhỏ vào kinh tế. Tuy nhiên, với sự phụ thuộc nặng nề vào vốn tín dụng và gánh nặng chi phí lãi vay hiện tại, giấc mơ về những căn hộ giá cả phải chăng cho đông đảo người dân, chưa nói đến người có thu nhập thấp vẫn rất xa vời. Khi bài toán về vốn và chi phí tài chính cho doanh nghiệp bất động sản chưa được giải quyết, gánh nặng sẽ tiếp tục đè lên vai cả thị trường và người mua nhà.


Mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa ít sự đề kháng trước những khó khăn của biến động kinh tế, do đó, để mô hình này phát triển bền vững, sự hỗ trợ từ chính sách của thành phố là rất quan trọng.
Ông Nguyễn Thanh Nhung sẽ đảm nhiệm vai trò quyền Tổng Giám đốc Sacombank, thay bà Nguyễn Đức Thạch Diễm từ ngày 27/5.
Giá vàng thế giới đã tăng phiên thứ ba liên tiếp và đạt mức cao nhất trong một tuần vào ngày 21/5, trong bối cảnh đồng USD suy yếu và nhu cầu trú ẩn an toàn tăng cao giữa bối cảnh bất ổn kinh tế và địa chính trị.
Giá vàng miếng tăng trong phiên sáng 22/5 nhưng đến phiên chiều quay đầu giảm, hiện dao động ở mức 118,8-120,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
58 tổ chức tín dụng đã phát sinh dư nợ tín dụng xanh với dư nợ đạt hơn 704 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% so với cuối năm 2024 và chiếm tỷ trọng 4,3% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tính đến hết tháng 3/2025.
Giá xăng E5RON92 giảm nhẹ xuống mức 19.122 đồng/ lít; xăng RON95-III còn 19.532 đồng/ lít trong kỳ điều hành chiều 22/5. Giá dầu đồng loạt tăng nhẹ.
0