Cần luật hóa nguyên tắc 'mỗi năm chỉ thanh, kiểm tra một lần'

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) đã nhấn mạnh yêu cầu kiểm soát tình trạng trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra khi đóng góp ý kiến cho dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).

Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại hội trường, đóng góp ý kiến cho dự án Luật Thanh tra (sửa đổi). Đại biểu Trần Thị Nhị Hà - Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tập trung góp ý một số điểm trọng yếu, trong đó nhấn mạnh yêu cầu kiểm soát tình trạng trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra.

Theo bà Hà, quy định trong dự thảo luật về việc thống nhất khái niệm "thanh tra" là phù hợp với thực tiễn hiện nay khi nhiều cuộc thanh tra có tính kết hợp, khó tách bạch hoàn toàn giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên, đại biểu lưu ý, cần làm rõ hơn trách nhiệm kế thừa chức năng thanh tra chuyên ngành ở những nơi không còn tổ chức thanh tra sau khi tinh gọn bộ máy.

Cụ thể, bà Hà đề nghị sửa đổi quy định tại Điều 10 và Điều 16 của dự thảo, bổ sung nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh trong việc thực hiện thanh tra chuyên ngành ở các bộ, sở không còn tổ chức thanh tra chuyên trách, nhằm bảo đảm quản lý nhà nước không bị đứt gãy.

Một điểm đáng chú ý khác được đại biểu Hà đề cập là khoảng trống trong điều phối giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra - hai hình thức thường xuyên gây trùng lặp trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp. Theo bà, mặc dù dự thảo đã đề cập nguyên tắc tránh chồng chéo giữa thanh tra và kiểm toán, song chưa có quy định tương tự giữa thanh tra và kiểm tra - một thực trạng phổ biến trong thực tiễn.

“Việc lặp lại các cuộc thanh tra, kiểm tra không chỉ gây tốn kém chi phí tuân thủ mà còn tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư”, bà Hà nói. Đại biểu nhắc lại yêu cầu tại Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về việc chấm dứt tình trạng này và chỉ cho phép thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp một lần mỗi năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả tinh thần của Nghị quyết, đại biểu cho rằng, cần bổ sung quy định cụ thể tại dự thảo Luật, gồm hai nội dung: thứ nhất, đưa khái niệm "kiểm tra" vào Điều 2 của Luật để làm rõ chủ thể, bản chất và hệ quả pháp lý; thứ hai, bổ sung nguyên tắc phối hợp giữa các hoạt động thanh tra và kiểm tra tại Điều 61, đồng thời giao cơ quan thanh tra Chính phủ, thanh tra tỉnh có vai trò điều phối chung kế hoạch trong phạm vi quản lý.

Bên cạnh đó, đại biểu Trần Thị Nhị Hà cũng đề cập đến nội dung trình tự, thủ tục tiến hành cuộc thanh tra trong Điều 21 dự thảo. Theo bà, dự thảo kế thừa Điều 49 về thanh tra hành chính của luật hiện hành nhưng lại lược bỏ hoàn toàn quy định trình tự thanh tra chuyên ngành như tại Điều 50 của luật hiện hành là chưa phù hợp. Lý do là dù bộ máy đã được sắp xếp lại, chức năng thanh tra chuyên ngành vẫn tiếp tục được duy trì ở một số cơ quan, như Bộ Công an.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV.

"Nếu dự thảo không quy định rõ trình tự, thủ tục riêng cho thanh tra chuyên ngành, sẽ tạo khoảng trống pháp lý khiến các cơ quan buộc phải áp dụng quy trình thanh tra hành chính, vốn không phù hợp với tính chất đặc thù của họ", bà Hà nêu rõ. Bà kiến nghị kế thừa cả Điều 49 và 50 của luật hiện hành, đồng thời bổ sung quy định trao quyền cho Chính phủ ban hành quy trình riêng theo đề nghị của bộ trưởng trong các lĩnh vực đặc thù.

Về mối quan hệ giữa thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan thanh tra sau khi bộ máy được sắp xếp lại, đại biểu cho rằng, dự thảo luật cần điều chỉnh ngôn từ cho phù hợp với thực tế mới. Cụ thể, thay vì quy định "thủ trưởng yêu cầu cơ quan thanh tra cùng cấp tiến hành thanh tra" như hiện nay, cần sửa thành "đề nghị thanh tra", bởi cơ quan thanh tra hiện nay hoạt động độc lập, không còn trực thuộc quản lý hành chính của bộ, ngành.

Đồng thời, cần quy định rõ điều kiện, trách nhiệm và cơ chế tiếp nhận đề nghị thanh tra, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm hoặc cơ quan thanh tra bị lạm dụng để thực hiện vai trò thay cho cơ quan quản lý Nhà nước.

"Khi bộ máy được tinh gọn và phân định lại chức năng, việc hoàn thiện quy định phối hợp, điều phối hoạt động là cần thiết để tránh chồng chéo, tăng hiệu quả quản lý và giảm gánh nặng cho người dân, doanh nghiệp", đại biểu Hà nhấn mạnh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quận Tây Hồ đã kiểm tra, rà soát và phối hợp trong việc lắp đặt và trang bị hệ thống PCCC tại các cơ sở nhà trọ, chung cư mini để đảm bảo người dân có thể thoát nạn kịp thời khi không may xảy ra hỏa hoạn.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) đã nhấn mạnh yêu cầu kiểm soát tình trạng trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra khi đóng góp ý kiến cho dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).

Liên đoàn Lao động TP. Hà Nội đã trao hỗ trợ kinh phí xây dựng “Mái ấm Công đoàn” cho hai công nhân có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tháng Công nhân năm 2025.

Ước tính khoảng 30,6 nghìn tỷ đồng là tổng nhu cầu kinh phí ngân sách nhà nước phải chi trả để thực hiện miễn học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông công lập và hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông dân lập, tư thục.

Đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ TP. Hà Nội đã đến thăm và trao hỗ trợ cho gia đình nữ công nhân môi trường tử vong do tai nạn lao động.

Khu vực Hà Nội có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to cục bộ có nơi mưa rất to từ đêm 22 - 24/5, với tổng lượng mưa phổ biến từ 70-150mm, có nơi trên 250mm, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết.