Hà Nội lên kịch bản chống dịch sốt xuất huyết | Hà Nội tin mỗi chiều

Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nhiều kịch bản phòng, chống dịch sốt xuất huyết trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

Thời tiết Hà Nội những ngày gần đây mưa nắng thất thường, không khí oi nồm, là điều kiện lý tưởng để muỗi vằn sinh sôi và dịch bệnh bùng phát. Và thực tế, dịch sốt xuất huyết đang được dự báo sẽ có dấu hiệu gia tăng.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận 251 trường hợp sốt xuất huyết tại 28/30 quận, huyện, thị xã; chưa ghi nhận các ổ dịch phức tạp, nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, qua theo dõi đánh giá tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trên thế giới, tại Việt Nam cũng như tại Hà Nội trong nhiều năm qua, ngành Y tế nhận định tình hình sốt xuất huyết trong các tháng tới đây sẽ có những diễn biến phức tạp và công tác phòng chống sốt xuất huyết sẽ còn nhiều khó khăn.

Trước diễn biến phức tạp, Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nhiều kịch bản phòng, chống dịch theo từng cấp độ. Từ cấp phường, xã cho đến thành phố đều phải sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

Phòng chống bệnh sốt xuất huyết, Hà Nội yêu cầu 100% các xã, phường, thị trấn triển khai ít nhất một chiến dịch diệt bọ gậy trên địa bàn. Các ban, ngành, đoàn thể của địa phương cùng người dân thực hiện các biện pháp tổng vệ sinh môi trường để loại bỏ nơi đẻ trứng của muỗi; diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách xử lý các dụng cụ chứa nước có nguy cơ có bọ gậy hoặc đã có bọ gậy; thu gom phế liệu phế thải, lật úp các dụng cụ chứa nước không dùng đến, thả cá vào các bể chứa nước hở, tiểu cảnh, thay nước bình hoa, cây thủy sinh hàng tuần...

Hà Nội triển khai chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành diện rộng tại các điểm nguy cơ như: ổ dịch cũ, công trường xây dựng, khu công cộng, nghĩa trang, chợ, khu thuê trọ, nơi có chỉ số bọ gậy, chỉ số mật độ muỗi cao vượt ngưỡng, nơi đang có nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết…

Đáng nói, từ tháng 5/2024, vaccine phòng sốt xuất huyết đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam, mở ra hy vọng mới trong công tác phòng chống dịch. Tuy nhiên, hiện nay, vaccine mới triển khai trong tiêm chủng dịch vụ, vì vậy các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết vẫn là vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, diệt muỗi vằn, kết quả phụ thuộc nhiều vào ý thức và sự tự giác của người dân, cộng đồng.

Phòng chống sốt xuất huyết không thể chỉ là trách nhiệm của ngành y tế. Dịch bệnh luôn bắt đầu từ những điều rất nhỏ. Một chai nước mưa để quên ở góc sân; một lọ hoa không thay nước; một thùng xốp ngoài ban công.... tất cả đều có thể trở thành nơi trú ngụ lý tưởng của muỗi vằn - trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Và chính vì thế, mỗi người dân mới là tuyến đầu thực sự trong phòng, chống dịch bệnh.

Nếu mỗi gia đình dành 10 phút mỗi tuần để kiểm tra, dọn dẹp khu vực sống, lật úp các dụng cụ chứa nước, thay nước bình hoa thường xuyên, đậy kín bể chứa... thì số ca bệnh sẽ không còn cơ hội tăng thêm. Quan trọng hơn cả, chúng ta không được phép chủ quan vì biến chứng của sốt xuất huyết có thể đến rất nhanh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Và một thực tế đáng lo ngại là năm nay dịch đến sớm, sớm hơn mọi năm gần một tháng - như vậy, mùa dịch có thể kéo dài hơn, lan rộng hơn và khó lường hơn.

Một hành động nhỏ hôm nay của chúng ta có thể sẽ ngăn được cả chuỗi lây lan ngày mai. Hà Nội đã sẵn sàng các phương án; ngành Y tế đã chủ động mọi kịch bản, nhưng phòng dịch không chỉ nằm ở các văn bản mà ở trong thói quen sống của từng người dân. Hãy hành động để chung tay phòng chống sốt xuất huyết!

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội cuối tuần, có những người từ bỏ việc về quê hay rong ruổi trên những con phố để chọn gặp nhau... lội sông vớt rác.

“Trợ thủ” giúp CSGT Hà Nội phạt nguội loạt xe máy vi phạm; Cục Hàng không đề nghị xử lý bất cập tại T3 Tân Sơn Nhất; Mazda dừng sản xuất mẫu xe điện duy nhất của hãng;... là những nội dung đáng chú ý trong Bản tin Tàu và Xe hôm nay.

Phần hai của câu chuyện mở ra bằng một mùa Tết đặc biệt: lần đầu tiên cả nhà quây quần bên nhau gói bánh chưng như một cột mốc giản dị mà thiêng liêng, đánh dấu sự sum họp. Nhưng cũng từ đây, những biến cố bắt đầu kéo đến làm xáo trộn cuộc sống gia đình tưởng chừng như đã bình yên ấy.

Đầm sen nở đẹp ở phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm; Phường Kim Mã: Đất công trở thành nơi tập kết phế thải; Vỉa hè phố Chùa Hà xuống cấp nguy hiểm;... là những nội dung đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Chùa Tiêu Dao ở Gia Lâm là ngôi chùa cổ có từ thời Trần, từng là điểm hẹn bí mật của cán bộ cách mạng trước năm 1945, cũng là nơi lan tỏa bài hát “Tiến quân ca” của cố nhạc sĩ Văn Cao. Đây là ngôi chùa vô cùng độc đáo, đặc sắc bởi tất cả tượng thờ và nhiều chi tiết kiến trúc sau khi trùng tu đều làm bằng gốm sứ.

Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Malaysia; Vì một ASEAN bao trùm và bền vững; Nga, Ukraine tăng cường tập kích bằng UAV;... là những nội dung đáng chú ý trong chương trình Thời sự 18h30 hôm nay.