Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học tiếng Anh
Ứng dụng công nghệ thông tin cũng là một giải pháp để Hà Nội thu hẹp khoảng cách dạy và học ngoại ngữ giữa các trường học khu vực nội thành và ngoại thành.
Những tiết học tiếng Anh tại trường tiểu học chất lượng cao đô thị Sài Đồng quận Long Biên luôn vui nhộn. Thông qua bài giảng hấp dẫn của giáo viên, học sinh được tương tác với giáo viên và các bạn trong lớp. Từ đó, học sinh được phát triển đều các kỹ năng cần thiết. Hiện có hơn 800 học sinh, chương trình tiếng Anh tại trường được tổ chức theo 2 hệ: chất lượng cao và song bằng Việt Nam - Cambridge. Công nghệ thông tin đã được giáo viên ứng dụng hiệu quả trong dạy và học tiếng Anh, không chỉ tạo môi trường học tập hiệu quả tại lớp mà còn khuyến khích học sinh tự học tại nhà.
Nằm tại huyện Ba Vì, trường tiểu học Châu Sơn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Song nhà trường và các thầy cô giáo dạy tiếng Anh nơi đây đã rất nỗ lực, sáng tạo trong ứng dụng công nghệ thông tin, nhằm mang đến cho học sinh cơ hội nâng cao trình độ tiếng Anh và được tiếp cận với những công nghệ học tập tiên tiến.
Ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội cho biết: "Thành phố Hà Nội đã có rất nhiều giải pháp để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, rút ngắn khoảng cách giữa các trường học nội thành và ngoại thành. Điển hình, chúng tôi tổ chức kế hoạch thu hẹp khoảng cách, bắt đầu 'Tháng tự học' và dùng những tài liệu như tài liệu LMS để cho các học sinh, giáo viên có thể học ở mọi chỗ, mọi nơi. Đây cũng là giải pháp để thực hiện thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề dạy thêm, học thêm trong các trường học hiện nay".
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và nâng cao chuyên môn của giáo viên đã và đang góp phần từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học tại Hà Nội. Song, thách thức cần được khắc phục là điều kiện phục vụ học tập của học sinh, trình độ của giáo viên về công nghệ thông tin. Đặc biệt là nhận thức của giáo viên và các nhà trường về vai trò của công nghệ thông tin trong trường học.


Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh cho 9 trường trung cấp trên địa bàn thành phố với tổng số 2.955 học viên trong năm học 2025-2026.
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.
Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
0