Tiếng Anh dần trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, việc nâng cao năng lực ngoại ngữ không chỉ là yêu cầu giáo dục mà còn là chiến lược quan trọng để phát triển đất nước. Để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong hệ thống giáo dục, các trường học cần đối mặt với nhiều thách thức, từ chất lượng giáo viên đến phương pháp giảng dạy và sự thích nghi của học sinh.
Tại giờ học của cô và trò ở Trường phổ thông liên cấp HAS, Hà Nội, trong suốt 45 phút chỉ nói tiếng Anh. Giờ học trở nên sôi nổi với các phương tiện và hình ảnh hỗ trợ.
Học sinh Nguyễn Thùy Minh, Trường HAS, chia sẻ: “Em cảm thấy giờ học rất là thú vị. Ngoài ra, em còn học được thêm cách giao tiếp với các thầy nước ngoài, học thêm được từ vựng, các ngữ pháp bổ ích để sau này có thể áp dụng vào trong cuộc sống".
Việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ giảng dạy một số môn học chính khóa đã được Ban Giám hiệu Trường phổ thông liên cấp HAS triển khai từ vài năm trở lại đây, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phụ huynh và học sinh.
Thầy giáo Hoàng Lân - Hội đồng học thuật, Trường phổ thông liên cấp HAS - cho hay: “Khi đưa môn Toán giảng dạy bằng tiếng Anh vào trong nhà trường, tôi thấy rằng khả năng thích nghi của học sinh rất tốt. Thứ nhất, nhìn vào nội dung, Toán bằng tiếng Anh hay là Toán bằng tiếng Việt cũng như nhau cả. Việt Nam vốn có lợi thế về những môn như Toán và Khoa học. Hơn nữa, các gia đình cũng đều coi trọng phần tiếng Anh nên tôi nghĩ việc này hoàn toàn khả thi".
Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là một lộ trình dài. Hiện nay, nhiều trường đã triển khai dạy các môn học bằng tiếng Anh, đặc biệt là Toán, Khoa học, Công nghệ. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng đủ điều kiện để thực hiện.
Cô giáo Nguyễn Thị Hải Yến - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội - cho biết: “Một số trường phổ thông cũng gặp phải những khó khăn. Ví dụ như là trình độ học sinh chưa đồng đều. Lớp có 45 cháu, để mà luyện cho từng cháu nói được tiếng Anh trôi chảy như người bản địa cũng rất là khó. Vấn đề đặt ra ở đây là các con không có môi trường. Môi trường tiếng Anh hơi ít để cho các con có thể phát huy được việc giao tiếp với người nước ngoài".
Tiếng Anh không chỉ là công cụ giúp học sinh tiếp cận tri thức toàn cầu mà còn là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội trong tương lai. Với chiến lược đúng đắn và sự đầu tư bài bản, mục tiêu đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai tại Việt Nam không còn là điều xa vời.


Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
0