Ngày đầu hưởng ứng 'Tháng tự học ngoại ngữ'
“Tháng tự học ngoại ngữ” năm 2025 tại Hà Nội là giải pháp nhằm cụ thể hóa kế hoạch thu hẹp khoảng cách về chất lượng dạy, học ngoại ngữ giữa các trường học tại khu vực nội thành và ngoại thành. Phong trào cũng nhằm thúc đẩy tinh thần tự học của học sinh, khuyến khích các em tự học ngoại ngữ qua nền tảng công nghệ.
Hưởng ứng “Tháng tự học ngoại ngữ”, nhất là sau khi được bố mẹ động viên và có sự hướng dẫn của cô giáo tiếng Anh, em Ngô Diệp Thảo, học sinh lớp 6, đã tham gia rất hào hứng vào những bài tập tự học trực tuyến.
Học sinh Ngô Diệp Thảo - Trường THCS Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm - chia sẻ: “Tháng tự học vừa qua, em thấy rất bổ ích và lý thú. Trước kia, em là một học sinh rất kém tiếng Anh bởi thấy môn này khó, nhưng sau khi được các cô hướng dẫn và trải nhiệm trên app, được thực hành những bài tập thì em thấy thích tiếng Anh hơn hẳn”.
Chuẩn bị cho "Tháng tự học ngoại ngữ", từ đầu tháng 1/2025, giáo viên tiếng Anh tại các nhà trường đã hỗ trợ học sinh bằng cách xây dựng kế hoạch học tập, tài liệu tự học, hướng dẫn cách tự học hiệu quả qua nền tảng công nghệ.
Thống kê từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho thấy, ngày đầu tiên của tháng tự học có hơn 615.000 người đăng ký tham gia, bao gồm hơn 593.000 học sinh và gần 22.000 giáo viên. Trong đó, số tài khoản đã hoàn thành xác nhận đạt 100% số lượng người đăng ký; số tài khoản đã và đang hoàn thành bài đánh giá năng lực tiếng Anh là hơn 515.000, đạt gần 84% trên tổng số tài khoản đã hoàn thành xác nhận.
Bà Lê Thị Thu Hà - Hiệu trưởng Trường THCS Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm - cho hay: “Hiện nay, nhà trường đã có 2.534 tài khoản đã làm bài kiểm tra đầu vào. Về kết quả, khoảng 70% đạt loại A1; 24% đạt loại A2; 2,6% đạt B1; 2% đạt B1+; 0,5% đạt C1. Để phù hợp với chương trình nhà trường cũng như phù hợp với học sinh, hàng tháng, nhóm tiếng Anh của nhà trường sẽ xây dựng một số bài kiểm tra ngắn, ứng dụng công nghệ thông tin cho các học sinh làm bài. Các thầy cô sẽ tổng hợp, phân tích dữ liệu, cũng như họp để rút kinh nghiệm”.
“Tháng tự học ngoại ngữ ” được kỳ vọng không chỉ nâng cao kỹ năng tự học cho học sinh, mà còn tạo môi trường học tập sáng tạo và kết nối cộng đồng, nhất là trong việc đẩy mạnh học tập ngoại ngữ phục vụ cuộc sống. Từ đó, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.


Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
0