Sinh viên đại học được đào tạo thành cán bộ cấp xã

Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.

Tại một tiết học về thủ tục hành chính của sinh viên Ngành Quản trị Nhà nước, Khoa Hành chính học, Học viện Hành chính và Quản trị công, những kiến thức phù hợp với nhu cầu của thực tiễn hiện nay đã được truyền đạt tới sinh viên.

Sinh viên Đỗ Hà Chi, Khoa Hành chính học, Học viện Hành chính và Quản trị công chia sẻ: "Em được học và được biết rõ hơn, cụ thể hơn, chi tiết hơn về những trình tự để giải quyết thủ tục hành chính. Nếu như bọn em được cơ cấu về cấp xã, bọn em cũng sẽ biết rõ hơn, hiểu hơn và nắm được các quy định pháp luật, sẽ giải quyết một cách cụ thể chính xác".

Tại một lớp học khác, các sinh viên đang được học về chính trị và truyền thông, những lý thuyết buộc phải nằm lòng nếu muốn trở thành một công chức cấp xã. Đó cũng là mong muốn của sinh viên Nguyễn Toàn Tân và các bạn đồng trang lứa.

Sinh viên Nguyễn Toàn Tân, Khoa Khoa học Liên ngành, Học viện Hành chính và Quản trị công cho hay: "Với những kiến thức, kỹ năng mà em đã được trang bị trong ngành học này, em có định hướng được trở thành một công chức cấp xã. Trước tiên, kiến thức chính trị có thể giúp em tham mưu những công việc liên quan đến chính trị, định hướng phát triển cho địa phương và có thể là pháp luật".

Hiện tại, Học viện Hành chính và Quản trị công đang đào tạo 27 ngành và chuyên ngành cho chương trình đại học. Trong đó, khoảng 50% ngành liên quan đến công tác quản lý Nhà nước và xây dựng Đảng.

TS. Lê Thanh Huyền, Trưởng Ban Quản lý Đào tạo, Học viện Hành chính và Quản trị công cho biết: "Cứ hai năm một lần, Học viện Hành chính và Quản trị công trước đây là Học viện Hành chính đều có tiến hành chỉnh sửa, bổ sung chương trình đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những nội dung mới của sự phát triển của xã hội được đưa vào đây và cơ bản là những nội dung liên quan đến chuyển đổi số ở môi trường phát triển bền vững, đây là những nội dung được ưu tiên trong những năm qua".

Theo khảo sát của năm 2024, tỷ lệ sinh viên học các ngành liên quan đến xây dựng Đảng và quản lý Nhà nước có việc làm chiếm từ 61 - 75%. Với khối lượng kiến thức chuyên ngành sát với thực tiễn, các chuyên gia cho rằng, lực lượng này rất phù hợp với các vị trí tại các xã sau khi mở rộng địa giới hành chính.

Cán bộ cấp xã cần phải có bằng đại học. Đây là yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm khi bàn về chất lượng cán bộ cấp cơ sở sắp tới. Trước yêu cầu này, việc tận dụng lực lượng sinh viên tốt nghiệp các trường đại học chính quy được xem là đáp ứng đúng và đủ điều kiện, vừa tránh gây lãng phí nguồn lực chất lượng cao đối với các trường đại học.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev lần thứ 59 đều xuất sắc đoạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Nhiều trường đại học tại Hà Nội đã công bố mức học phí dự kiến cho năm học 2025-2026, với mức thu dao động từ 18-128 triệu đồng mỗi năm, đa phần tăng so với năm trước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất Quốc hội dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi nội dung: Học sinh tốt nghiệp cấp 2 chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng. Sự thay đổi này phù hợp với chính quyền địa phương hai cấp và xu thế quốc tế.

Từ khóa “tự học” và “học suốt đời” được nhấn mạnh như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ”.

Trong môi trường giáo dục, quyết định kỷ luật có thể mang lại động lực cho học sinh, nhưng ngược lại cũng có thể làm các em xấu hổ, dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Kỷ luật nên xuất phát từ tình yêu thương, sự bao dung và tôn trọng học trò, không làm tổn thương các em.

5 trường THCS chất lượng cao ở Hà Nội thu học phí lớp 6 từ 3,6-5,78 triệu đồng một tháng, tương đương nhiều trường tư.