Bộ GD-ĐT đề nghị giữ nguyên các trường học khi sáp nhập

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương giữ nguyên các đơn vị sự nghiệp giáo dục và chuyển giao cho chính quyền cấp xã quản lý nhà nước các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, đơn vị này đã có công văn số 1581/BGDĐT-GDPT gửi ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc bảo đảm duy trì, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục công lập tại các đơn vị hành chính khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương giữ nguyên các đơn vị sự nghiệp giáo dục. (Ảnh: PV/Vietnam+).

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương giữ nguyên các đơn vị sự nghiệp giáo dục và chuyển giao cho chính quyền cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn ban hành văn bản hướng dẫn nội dung quản lý nhà nước về giáo dục do cấp huyện đang quản lý chuyển cho các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và cấp xã khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại chính quyền địa phương 2 cấp, bảo đảm các hoạt động hành chính liên quan đến giáo dục hoạt động bình thường, thông suốt, liên tục không gián đoạn, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp.

Nội dung quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục phải được giao cho cơ quan có chuyên môn bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ về quyết định vị trí việc làm, định mức tài chính về giáo dục thực hiện giao biên chế, phân bổ ngân sách cho giáo dục trên địa bàn tỉnh. Bảo đảm phân cấp mạnh nhưng không buông lỏng; không bỏ sót, không gián đoạn, không chia cắt nội dung quản lý về chuyên môn về giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Thống nhất thực hiện nội dung quản lý nhà nước về giáo dục đối với chuyên môn của ngành; tuyển dụng, sắp xếp, điều động, biệt phái, phát triển đội ngũ nhà giáo do cơ quan chuyên môn cấp tỉnh (sở giáo dục và đào tạo) thực hiện thống nhất trên toàn tỉnh để thực hiện điều tiết chung, xử lý tình huống thừa thiếu giáo viên cục bộ.

Trong quá trình triển khai thực hiện tại địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị uỷ ban nhân dân cấp tỉnh không để xảy ra khoảng trống, chồng chéo hoặc phân tán nhiệm vụ quản lý, nhất là các lĩnh vực then chốt như: chỉ đạo chuyên môn, nội dung chương trình, quản lý đội ngũ, tài chính, cơ sở vật chất trường học, thanh tra, kiểm tra.

Khi thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục, phải bảo đảm tính đồng bộ với định hướng các Luật đang được Chính phủ chuẩn bị trình Quốc hội thông qua (Luật Nhà giáo; Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung; Luật Chính quyền địa phương sửa đổi; Luật Giáo dục nghề nghiệp sửa đổi…) để thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyên môn đặc thù của ngành giáo dục.

Theo TTXVN

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.