Chuyển đổi số để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tích cực xây dựng dự thảo Đề án từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học giai đoạn 2025-2035, tầm nhìn đến năm 2045. Chuyển đổi số trong dạy và học tiếng Anh được xem là một trong những cách để phổ cập môn học này.

Tại chung kết cuộc thi iSmart English Champion 2025, có những bạn nhỏ mới chỉ đang học cấp tiểu học. Thế nhưng, các con đã có thể nói tiếng Anh và xử lý tình huống lưu loát.

Em Lê Tuệ Nhi, Trường Tiểu học Yên Xá, huyện Thanh Trì, chia sẻ: "Những cuộc thi như thế này giúp nâng cao những kỹ năng của con như kỹ năng nói, kỹ năng làm việc nhóm để đạt được thành tích cao".

Hơn 82.000 học sinh từ lớp 3 đến lớp 8 trên toàn quốc đã đăng ký tham dự cuộc thi này - một con số kỷ lục trong vòng 10 năm giải đấu được tổ chức. Nó cho thấy, học ngoại ngữ đang dần trở thành thói quen hằng ngày của học sinh trên mọi miền đất nước. Để minh bạch và khách quan hơn trong thi và chấm thi, công nghệ AI đã được ứng dụng.

Bà Vũ My Lan, Giám đốc iSMART Chi nhánh Hà Nội cho biết: "Năm nay chúng tôi đưa AI vào trong việc chấm thi, giúp tăng tính khách quan, công bằng và đồng thời cũng rút ngắn thời gian xử lý và đánh giá kết quả. Việc xây dựng hệ sinh thái giáo dục số không phải là một sự lựa chọn mà phải là mộtsự sống còn đối với doanh nghiệp để giúp cho công tác dạy và học được hiệu quả hơn, đồng thời kiến tạo môi trường học tập thông minh".

Từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Bộ Chính trị đề ra. Để nâng cao hiệu quả của đề án, tiếng Anh phải trở thành văn hóa, môi trường trong các trường học. Để lan tỏa và tạo hứng thú cho các học sinh với môn học này, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, tạo những sân chơi bổ ích, có tính lan tỏa là điều các trường học đang đặc biệt chú trọng.

Cô Nguyễn Mỹ Hảo, Hiệu trưởng trường THCS Mai Dịch, quận Cầu Giấy, cho hay: "Đối với việc đổi mới phương pháp thì chúng tôi cũng cho học sinh tiếp cận những bài giảng điện tử và cũng ứng dụng AI trong dạy học. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tổ chức những chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên để cho học sinh tiếp cận với AI trong học tập ngoại ngữ".

Chương trình Giáo dục phổ thông mới, với phương pháp tiếp cận hoàn toàn mới, đòi hỏi nguồn học liệu phong phú để giáo viên có thể tham khảo, tự nâng cao trình độ. Ứng dụng công nghệ thông tin, bắt nhịp chuyển đổi số lúc này đang là điều kiện bắt buộc, để mang đến những bài giảng hiệu quả.

Khi tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai, đây sẽ là hành trang quý giá, giúp các em tự tin hơn trong thời kỳ hội nhập mạnh mẽ. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh cho 9 trường trung cấp trên địa bàn thành phố với tổng số 2.955 học viên trong năm học 2025-2026.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.

Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.