Nâng cao chất lượng học tiếng Anh: Thầy giỏi, trò mới tốt
Cụ thể hóa nội dung này, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội xác định, điều kiện quan trọng nhất và cần làm trước tiên là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh, bởi muốn có trò giỏi, thầy phải giỏi.
Tiết tiếng Anh do cô giáo trường THPT Phan Đình Phùng dạy tại trường THPT Tân Lập đã cuốn hút các em học sinh, cùng các đồng nghiệp của trường bạn, bởi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm hay trong giảng dạy môn học tiếng Anh.
Đây là một trong những hoạt động cụ thể hóa của phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” được ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội triển khai từ năm 2022, nhằm chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, quản lý giữa các trường khu vực nội thành với các trường khu vực ngoại thành, góp phần cải thiện chất lượng giáo dục trên địa bàn thành phố, trong đó có môn tiếng Anh.
Nhằm nâng cao chất lượng giáo viên, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội cũng tổ chức các khóa đào tạo nâng chuẩn trình độ cho giáo viên tiếng Anh ở trong nước và nước ngoài.
Năm 2024, đã có 1.900 giáo viên tiếng Anh tham gia khóa đào tạo nâng chuẩn IELTS quốc tế. Điểm mới của khóa đào tạo là ngoài 400 tiết học chính thức, các học viên còn được hỗ trợ chuyên môn từ nhóm giáo viên đã từng tham gia các khóa bồi dưỡng trước.
Ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội - cho biết: "Chúng tôi đã thành lập những câu lạc bộ cốt cán, đặc biệt là các câu lạc bộ tiếng Anh mà ở đó các cô giáo, thầy giáo đã đạt chuẩn ngoại ngữ được đào tạo ở nước ngoài về. Họ hoạt động hoàn toàn tình nguyện, giúp đỡ các giáo viên ở vùng sâu, vùng xa có trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng như mong muốn, từ đó có thêm kiến thức nhằm giảng dạy học sinh và đáp ứng nhu cầu cho giai đoạn hiện nay".
Thời điểm này, môn tiếng Anh cũng đang được lựa chọn là một trong ba môn dự thi giáo viên dạy giỏi cấp THPT tại Hà Nội. Các tiết dự thi đều được đánh giá cao, khẳng định những chuyển biến tích cực về chất lượng giáo viên giảng dạy môn học tiếng Anh.
Cùng với nâng cao chất lượng đội ngũ, những cải thiện về điều kiện cơ sở vật chất, điều chỉnh trong cơ chế, chính sách,… cũng đang góp phần từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong các trường học tại Hà Nội.


Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
0