Xung quanh đề xuất không công bố kết quả xét tuyển sớm
Hiện nay, nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm từ tháng 3, 4, thậm chí từ tháng 1. Căn cứ xét thường là điểm học bạ từ 3 - 5 học kỳ, không có kỳ II lớp 12 do học sinh chưa kết thúc năm học. Biết kết quả trúng tuyển sớm khiến nhiều học sinh nảy sinh tâm lý chủ quan, lơ là việc học, dẫn đến chất lượng giáo dục phổ thông bị ảnh hưởng không nhỏ. Vì thế, việc công bố kết quả tuyển sinh sau ngày 31/5 theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo là hợp lý.
PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhận định: "Qua thực tế thời gian vừa rồi, đặc biệt là ý kiến của các trường phổ thông, việc xét tuyển sớm chỉ căn cứ vào 5 kỳ học bạ, như vậy sẽ dẫn đến việc học sinh không tập trung học để hoàn thành chương trình THPT. Đây là vấn đề chúng ta phải tìm cách xử lý để hài hoà làm sao các trường vẫn được sử dụng các phương thức khác nhau để đảm bảo đầu vào nhưng việc xét tuyển sớm không được đi ngược với giáo dục phổ thông".
Cũng theo chuyên gia, đề xuất này có thể ảnh hưởng đến quyền tự chủ trong tuyển sinh của các trường đại học, tuy nhiên, nhìn ở góc độ rộng hơn, điều này vẫn mang tới những tác động tích cực, đảm bảo hài hoà giữa giáo dục phổ thông và xét tuyển đại học.
TS. Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng: "Các trường được quyền chủ động trong việc xét tuyển nhưng quyền chủ động đó phải dựa trên những nguyên tắc lớn hơn, đó là phải xuất phát từ lợi ích của người học, xuất phát từ đảm bảo sự công bằng cho người học. Nếu chỉ quan tâm đến quyền của trường, không lấy người học làm trung tâm thì đó là sai nguyên lý giáo dục”.
Cùng với đó, việc không công bố kết quả xét tuyển sớm bằng những phương thức dễ dãi sẽ giúp các trường hướng đến chất lượng nguồn đầu vào hơn, đồng thời, giảm tình trạng học sinh học lệch, thậm chí là bỏ học sau khi đã đỗ.
GS Nguyễn Đình Đức, Trường Khoa học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội nêu quan điểm: "Áp lực tự chủ đại học rất nhiều trường khó khăn, mấy năm gần đây tỷ lệ chỉ tiêu tuyển sinh vào đại học không tuyển hết. Năm ngoái chỉ có 85% các trường đáp ứng chỉ tiêu vào đại học, nên rất nhiều trường đã sử dụng các phương pháp tuyển sinh dễ dãi để xét tuyển vào đại học như: xét tuyển bằng học bạ hoặc xét tuyển bằng chứng chỉ tiếng Anh. Tình trạng này dẫn đến chất lượng đầu vào thấp.
Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025 dự kiến được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố trong năm 2024.


Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 công lập theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đề thi các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh đều có điểm mới so với những năm trước.
Nhiều hoạt động đồng hành tại các nhà trường ở Hà Nội đã được triển khai, nhằm chuẩn bị tốt nhất mọi mặt cho học sinh lớp 9 bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 – 2026.
Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.
0